Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Monell Chemical Senses ở Philadelphia (Mỹ), đã phát hiện thấy rằng trẻ em có thể hình thành thói quen ‘ăn rau’ từ khi trong bụng mẹ. Trẻ có thể cảm nhận được được mùi vị của thức ăn thông qua dịch trong màng ối.
“Những thứ như vani, cà rốt, tỏi, hồi, bạc hà – mùi vị của những loại thực phẩm này được chuyển vào dịch ối của người mẹ khi ăn”, tiến sĩ Julie Mennella, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Trẻ có thể làm quen với rau từ khi còn trong bụng mẹ.
Để kiểm tra giả thuyết này, các nhà nghiên cứu đã cho những phụ nữ mang thai những viên nang chiết xuất từ tỏi và viên nang chứa đường trước khi lấy mẫu nước ối của những phụ nữ này để kiểm tra. Các nhà khoa học yêu cầu một nhóm người tình nguyện ngửi những mẫu nước ối này.
Tiến sĩ Julie Mennella cho biết những người tình nguyện có thể dễ dàng nhận thấy những mẫu nước ối có chứa mùi tỏi. Điều này có nghĩa những thai nhi trong bụng có thể nhận biết được 90% mùi vị trong nước ối của người mẹ.
Tiếp theo, các nhà khoa học kiểm tra xem liệu trí nhớ về mùi vị có thể được hình thành trong thời kỳ trẻ nằm trong bụng mẹ. Những người phụ nữ mang thai được chia thành 3 nhóm. Một nhóm được yêu cầu uống nước ép cà rốt hàng ngày trong thời kỳ mang thai, nhóm thứ hai uống nước ép cà rốt trong thời kỳ cho con bú, nhóm thứ ba tránh uống nước và ăn cà rốt hoàn toàn.
Khi con của những phụ nữ này bắt đầu ăn dặm, các nhà khao học cho trẻ ăm bột ngũ cốc được hòa bằng nước tinh khiết hoặc nước ép cà rốt. Kết quả cho thấy những trẻ em của những bà mẹ uống nước cà rốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú ăn nhiều bột ngũ cốc hòa với nước cà rốt hơn.
Theo Bee
Đinh Thị Mười