Tây dạy nhau cách hóa giải chuyện kinh hoàng ở Việt Nam

Thứ hai, 01/10/2012, 07:54
Đối với nhiều du khách, du lịch ở Việt Nam không đơn giản chỉ là khám phá một đất nước mà còn giống như một cuộc thám hiểm không dành cho kẻ yếu tim. Kết thúc chuyến du lịch của mình, nhiều người đã đúc kết được kinh nghiệm để hóa giải những chuyện kinh hoàng gặp phải ở Việt Nam.
New York Times 'dạy' dân Mỹ cách sang đường ở Hà Nội
 
Sau khi trở về Mỹ từ chuyến thăm Hà Nội, nhà báo Thomas Fuller của tờ Thời báo New York (New York Times) đã có bài viết về cuộc “đấu trí” giữa người đi bộ và xe máy diễn ra hàng ngày ở thủ đô của Việt Nam.
 
Nhà báo Thomas Fuller mở đầu, các du khách làm thủ tục nhận phòng tại một khách sạn ở phố cổ Hà Nội đều được lễ tân ở đây truyền cho “bí quyết” để sang đường đó là: 
 
Hãy thả lỏng người và tự tin; 
 
Chú ý quan sát đường ở cả hai chiều và giao tiếp bằng mắt với người lái xe; 
 
Đi chậm rãi, dứt khoát và đừng bao giờ lùi lại.
 
Nếu như đến thăm Luân Đôn có lẽ các du khách sẽ nói chuyện về thời tiết, đến Paris họ sẽ tranh luận về nhà hàng nào nên đến và ở nơi đây, thủ đô của Việt Nam, du khách sẽ không thể không nói chuyện về cách qua đường nào là tốt nhất.
 
Băng qua đường phố ở Hà Nội là thử thách “kinh hoàng” đối với nhiều du khách nước ngoài. Khi không ngồi co ro trong khách sạn nữa thì các vị khách du lịch bước ra đường và thể hiện đủ mọi trạng thái cảm xúc từ giật mình, hoảng hốt cho đến kinh sợ.
 
“Ngày đầu tiên chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi”, Christelle Rouchaville, một du khách đến từ Pháp tâm sự. Chị và chồng mình đã lấy hết sức can đảm đẩy chiếc xe nôi đi trong giờ cao điểm. “Có những lúc mà chúng tôi không thể nào đi qua đường được”, chị kể.
 
Chị Christelle Rouchaville có lời khuyên dành cho các du khách khác khi đi bộ là: "Hãy tưởng tượng như bạn đang đi trượt tuyết vậy...Những chiếc xe máy như những chiếc ván lướt trên đường phố. Bạn cần phải hòa mình vào dòng chảy đó”, chị nói.
 
Bob Greer, một người Úc đến Việt Nam nói khi nhìn lướt nhìn con phố nhỏ để quan sát xe máy như một người lính nhìn về phía kẻ thù. “Đừng tỏ ra sợ hãi ngay cả khi đầu gối bạn đang run”, anh chia sẻ.
 
tay.jpg - 73.82 KB
Sang đường tại Hà Nội là một sự dũng cảm của du khách.
 
Hà Nội không phải là thành phố duy nhất trên thế giới có các vấn đề về giao thông. Nhưng khi hàng nghìn chiếc xe máy đổ vào các con phố và ngách nhỏ thật sự tạo ra áp lực cho người sang đường. Phố cổ là nơi mà du khách có thể cảm nhận được rõ khái niệm dân cư đông đúc một cách sống động nhất.
 
Và đối với những du khách nào thực sự cảm thấy kinh hãi giao thông ở đây thì họ có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
 
Cô Xoa - một nhân viên hãng du lịch cho biết cô vừa giúp một du khách sợ hãi trước tình trạng giao thông Hà Nội tìm đường về khách sạn của mình. Khi được biết khách sạn chỉ cách đó không xa và mất một lúc đi bộ - thực ra là chỉ ngay gần đó – cô Xoa khuyên du khách đó đi bộ nhưng người nữ du khách nhất quyết không làm theo lời khuyên của cô.
 
“Cô ấy nói “Tôi sẽ gọi taxi”, cô Xoa kể lại.
 
Kinh nghiệm đi taxi của du khách
 
Các du khách đến Việt Nam du lịch cũng thường xuyên chia sẻ với nhau những kinh nghiệm để không gặp phải taxi dù.
 
Ông Mike, du khách đến từ San Francisco, cho rằng taxi là phương tiện thoải mái và an toàn nhất để có thể đi xung quanh Sài Gòn, hơn nữa có dễ dàng tìm một xe taxi ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
 
Để tránh gặp phải những taxi có công tơ mét gian lận làm tăng giá quá nhanh nên chọn những hãng taxi có tiếng như: Vinasun, Mai Linh hoặc Taxi Sài Gòn... Với những lái xe khiến bạn vừa lòng, bạn có thể lấy số điện thoại của anh ta và gọi xe ấy trong các chuyến đi tiếp theo của bạn. 
 
Ben - khách du lịch Úc đã chia sẻ câu chuyện của mình: "Chúng tôi đến TP HCM là đã được dặn chỉ nên chọn taxi Vinasun, hoặc Mai Linh. Và tôi đã chọn chiếc xe có chữ Vinasun nhưng tôi vẫn bị mức giá rất đắt. Sau đó tôi mới để ý số điện thoại của chiếc xe đó là 58 27 27 27 - trong khi Vinasun thật sự là 38 27 27 27".
 
tay1.jpg - 37.04 KB
Một xe taxi nhái xe hãng Vinasun giống từ màu sơn, lôgô, hộp đèn
 
Đây là những kinh nghiệm chúng tôi rút ra được.
 
1. Tránh dùng xe taxi bên ngoài chợ Bến Thành như hầu hết các xe taxi lừa đảo hoạt động trong khu vực đó 
 
2. Tránh taxi với các cửa sổ kính màu (chúng tôi đã đập cửa sổ và không ai có thể nhìn thấy chúng tôi ...)
 
Kinh nghiệm để không bị trộm cắp, chặt chém
 
Vicky - khách du lịch Anh cho biết trong chuyến du lịch Hà Nội tháng 8/2012, cô đã bị móc túi lấy mất ví tiền và máy ảnh chỉ trong vài phút khi cô không để ý. Vì vậy, cô đã đưa ra lời khuyên với các du khách khác: 
 
Cần tỉnh táo trước những cử chỉ, lời nói thân mật bất thường của người lạ, kể cả trẻ em.
 
Chỉ mang theo một lượng tiền mặt đủ dùng bên người.
 
Những thứ có giá trị thì nên cất kỹ, không nên trưng ra để mọi người nhìn thấy.
 
Giấy tờ tùy thân và những tài sản khác nên cất kỹ.
 
tay2.jpg - 80.73 KB
Du khách rất hay bị móc túi một cách không ngờ.
 
Về việc mua quà lưu niệm và ăn uống, Vicky cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình.
 
"Nhiều người bán hàng ở Hà Nội cứ nhìn thấy người nước ngoài là họ lại đòi giá cao gấp 3,4 lần bình thường. Không chỉ những người bán hàng rong ở các di tích nổi tiếng mà ngay cả các cửa hàng lớn ở Hà Nội cũng có mức giá lên trời. 
 
tay3.jpg - 91.22 KB
Du khách bị bủa vây bởi những dịch vụ hàng rong.

Vì vậy, trước khi đi du lịch bạn nên tham khảo mặt bằng giá chung cho những mặt hàng phổ biến để có được sự đối chiếu chính xác như: giá phòng, giá những món ăn mà bạn định ăn (nên tham khảo luôn địa điểm ăn).
 
Và đặc biệt là phải luôn luôn hỏi giá trước khi sử dụng dịch vụ."
 
Theo Phunutoday

Các tin cũ hơn