Bản đồ thể hiện vị trí 4 hầm ngầm của Triều Tiên ở vùng biên giới với Hàn Quốc, gồm 4 chấm tròn. Màu đỏ thể hiện khu phi quân sự (DMZ), màu đen chỉ Giới tuyến quân sự (MDL) giữa hai bên. Đồ họa: Wikipedia |
Triều Tiên được phát hiện tiến hành đào những đường hầm dưới lòng khu phi quân sự với Hàn Quốc vào thời điểm hai nước lần đầu đàm phán về hòa bình năm 1974. Theo những nhà phân tích tình báo thì Triều Tiên được cho là bắt đầu kế hoạch đào hầm từ sau khi Chủ tịch Kim Nhật Thành ban hành "Lệnh Sẵn sàng Chiến đấu" vào ngày 25/9/1971.
Trong yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, ông Kim Nhật Thành nhấn mạnh sự cần thiết của các hầm ngầm dưới lòng khu phi quân sự DMZ và nói rằng một hầm phải có hiệu quả hơn 10 quả bom nguyên tử và đó là phương tiện tốt nhất để hỗ trợ cho tiền tuyến.
Các công nhân trong đường hầm số 1. Ảnh: Deltadart
Đường hầm này được phát hiện vào tháng 11/1974 tại khu vực phía tây của khu DMZ, khi đội trinh sát của Mỹ và Hàn Quốc phát hiện ra có hơi nước bốc lên cho thấy có sự tồn tại của một hầm ngầm dưới lòng đất.
Đường hầm được ước tính dài 3,5 km. Phần ở đất Hàn Quốc dài 1 km, sâu về phía nam của Giới tuyến quân sự. Tường hầm cao 1,2 m và trần trong hầm rộng 0,9 m, được gia cố bằng các tấm bê-tông, ở độ sâu 45 m dưới lòng đất.
Hầm được thắp sáng bằng những ngọn đèn kết nối với đường dây điện 220V. Trong hầm có hệ thống đường sắt khổ hẹp và hệ thống thoát nước. Đường hầm có khả năng di chuyển toàn bộ một sư đoàn trong vòng một giờ, được thiết kế để điều binh tới Gorang-po, Uijongbu của Hàn Quốc và chỉ cách Seoul 65 km về phía Bắc.
Đường hầm số 2 có thể di chuyển một sư đoàn trong một giờ và có quảng trường rộng rãi để tập trung binh sĩ. Ảnh: Deltadart |
Rộng gấp đôi đường hầm số 1, đường hầm 2 được phát hiện tháng 3/1975 tại khu trung tâm của DMZ, cách Cheorwon của Hàn Quốc khoảng 13 km về phía Bắc. Quân đội Hàn Quốc dựa trên lời khai của một quan chức Triều Tiên đào thoát sang phía Nam và phân tích tiếng động của những vụ nổ dưới lòng đất bắt đầu được nghe thấy tại Cholwon từ năm 1972, đồng thời thăm dò các địa điểm bị nghi ngờ.
Đường hầm 2. Ảnh: Deltadart
Đường hầm này cao 2 m, rộng 2,1-2,2 m, đủ để cho các xe hạng nặng như xe tăng, pháo binh dã chiến và các xe bọc thép đi qua. Trong vòng một giờ, hơn 30.000 binh sĩ, tương đương với một sư đoàn, có thể di chuyển qua hầm.
Đường hầm 2 được xây dựng xuyên qua địa hình đá cổ, ở độ sâu 50-160 m dưới mặt đất và dài 1,1 km về phía Nam tính từ Giới tuyến quân sự và chỉ cách Seoul 101 km. Trong hầm còn có một quảng trường rộng để tập trung binh sĩ với ba lối ra được sử dụng cả trong trường hợp chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân.
Một góc đường hầm số 3, đường hầm nguy hiểm nhất nếu được sử dụng để tấn công Seoul. Ảnh: Deltadart |
Chỉ cách Seoul 44 km, tức là chưa đến một giờ lái xe, đường hầm số 3 được phát hiện tháng 10/1978. Đường hầm này gần như giống hệt hầm số 2 nhưng có chiều dài hơn 1,6 km, cao 1,9 m và rộng 2,1 m và sẽ là đường hầm nguy hiểm nhất nếu Triều Tiên sử dụng để tấn công Seoul vì nó nằm cách tiền đồn trọng yếu bảo vệ hành lang Musan dẫn đến Seoul chỉ 2 km.
Đường hầm kết cấu hình vòm, kéo dài về phía Nam 435 m và cách làng đình chiến Bàn Môn Điếm 4 km, cũng xuyên qua đá cổ và nằm sâu 73 m dưới lòng đất.
Đường hầm cho phép vận chuyển toàn bộ một sư đoàn cùng các vũ khí đi qua hầm trong vòng một giờ và được thiết kế đặc biệt để đột kích Seoul trong cả chiến tranh thông thường và xâm nhập du kích. Ảnh: Deltadart
Đường hầm 3 nằm cách tiền đồn trọng yếu bảo vệ hành lang Musan dẫn đến Seoul chỉ 2 km. Ảnh:Deltadart
Hầm 3 kết cấu hình vòm, kéo dài về phía Nam 435 m và cách làng đình chiến Bàn Môn Điếm 4 km. Ảnh: Deltadart
Lối vào đường hầm số 4. Ảnh: Wikipedia |
Sau khi máy do thám phát hiện nhiều âm thanh dưới lòng đất từ tháng 5/1989, quân đội Hàn Quốc bắt đầu sử dụng các thiết bị trinh sát do nước này tự sản xuất và phát hiện được địa điểm và kích thước của hầm. 23 ngày sau khi bắt đầu đào, Hàn Quốc tìm thấy đường hầm của Triều Tiên. Hàng chục phóng viên Hàn Quốc và nước ngoài có mặt tại hiện trường khi phát hiện được ngày 2/9/1990.
Đường hầm này nằm ở tuyến đường chiến lược tối quan trọng ở khu phía Đông DMZ, chỉ cách Yanggu 26 km về phía Đông bắc. Đường hầm nằm sâu 145 m dưới lòng đất và có chiều cao 2 m, rộng 2 m.
Đường hầm 4 nằm ở tuyến đường chiến lược tối quan trọng ở khu phía Đông DMZ. Ảnh:Deltadart |
Gần giống với đường hầm số 2 và số 3 về kích thước và cấu trúc, đường hầm số 4 ăn sâu vào 1,03 km về phía Nam tính từ Giới tuyến quân sự và được thiết kế để vận chuyển lực lượng tới hành lang Sohwa-Wontong, lối vào chính của đường cao tốc Yeongdong (Seoul- Gangneung). Trong vòng một giờ, hơn 30.000 binh sĩ, có thể di chuyển qua hầm.
Theo các chuyên gia tình báo Mỹ, việc phát hiện các đường hầm cho thấy Triều Tiên đã đào những đường hầm bí mật chạy xuyên biên giới để sẵn sàng phục vụ chiến đấu. Ảnh:Deltadart |
Theo VnExpress