Trên thế giới chia thành 3 nhóm có cách ứng xử khác nhau về mại dâm: Nhóm 1 coi mại dâm là hợp pháp (khoảng 20 nước trong đó có Áo, Đức, Hà Lan, Bangladesh); Nhóm 2: có các bộ luật cụ thể để ngăn cấm chuyện mại dâm, ngoại dâm là bất hợp pháp (khoảng 160 quốc gia); Nhóm 3: Chưa có các hoạt động cụ thể nghiêm cấm mại dâm nhưng hầu hết các hoạt động liên quan (như mời gọi mua dâm nơi công cộng, nhà thổ và các hình thức dắt khách khác...) là bất hợp pháp, điều này khiến cho việc mua bán dâm là rất khó khăn để không vi phạm bất cứ điều luật nào.
Gái mại dâm.
Tại một số nước Hồi giáo, mại dâm có thể bị tử hình. Tuy nhiên, do đời sống khó khăn cộng với nhận thức có hạn, mại dâm ở các nước này vẫn lén lút tại các hẻm phố tối tăm và đang len lỏi vào các khu trung tâm thành thị.
Trong khi đó, Chính phủ Thụy Điển tin rằng mại dâm là một hình thức bạo lực chống lại phụ nữ, cần phải được loại bỏ bằng cách giảm "cầu", tức phải phạt nặng "khách hàng" - người mua dâm.
Công dân Thụy Điển bị bắt gặp mua dâm tại nhà hay ở nước ngoài đều bị phạt 5.000 USD hoặc ngồi tù 6 tháng (năm 2011 đã nâng lên thành 12 tháng tù), tái phạm có thể bị tù 4 năm. Chính phủ còn thiết lập cả hệ thống camera giám sát tại các “điểm nóng”. Cảnh sát cũng cho công khai danh tính kẻ mua dâm ở nơi công cộng để họ phải cảm thấy hổ thẹn mà không dám tái phạm.
Tại Nga, cũng như Thụy Điển, hướng ngăn chặn quan trọng là phạt nặng người mua dâm. Năm 2012, Duma Quốc gia Nga thông qua điều luật xử phạt 5.000 rúp với người mua dâm. Bên cạnh đó, giấy báo sẽ được gửi tới tận nơi làm việc của người mua dâm.
Hoặc tại Ấn Độ không có bộ luật cấm mại dâm cụ thể, nhưng lại có Bộ luật chống hành vi buôn bán vô đạo đức (PITA) năm 1986, trong đó có một mục về mại dâm. Luật này quy định rao số điện thoại để bán dâm bị phạt 6 tháng tù.
Ngoài ra, trên thế giới từng có nhiều hình phạt hài hước đối với hành động mua dâm và bán dâm. Cụ thể, hồi tháng 4/2007, một người đàn ông ở bang Ohio (Mỹ) vì có hành vi mồi chài bán dâm đã bị thẩm phán Michael Cicconetti phạt một cách đầy sáng tạo.
Vị thẩm phán yêu cầu người đàn ông trên mặc một bộ quần áo con gà và đứng cạnh biển hiệu trên đường phố: “Thành phố chúng tôi không có gà”. Hình phạt trên gây sự tò mò cho những người qua đường và khiến người bị phạt thấy hổ thẹn.
Hồi tháng 4/2008, các nhà chức trách hạt Shelby thuộc bang Tennessee (Mỹ) bắt 64 người trong cuộc truy bắt gái mại dâm và thu giữ luôn 42 chiếc ô tô của cả khách cũng như gái mại dâm.
Theo Infonet