8X và những ý tưởng kinh doanh thành công

Thứ sáu, 09/12/2011, 09:48
SaigonNews - Họ là những người còn rất trẻ và những ý tưởng kinh doanh đến với họ cũng thật tình cờ. Ý tưởng nhỏ nhưng thành công lớn, quan trọng hơn cả là họ đã phát hiện và đáp ứng được đúng nhu cầu của thị trường.

 

 


1. Bán quần áo cũ

James Reinhart, Oliver Lubin, Chris Homer quyết định kinh doanh quần áo cũ khi mà cả 3 người đều có chung một vấn đề là họ có quá nhiều quần áo mà thường họ chỉ mặc khoảng 25% số đó.


 

Từ trái qua: Oliver Lubin, James Reinhart và Chris Homer


ThredUp đã ra đời như thế - một website giúp mọi người có thể trao đổi, mua bán quần áo cũ với giá rẻ.
Khoảng đầu năm 2010, ThredUp chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm trẻ em nhờ xuất phát từ nhu cầu khi sinh của vợ Reinhart. Chỉ với 5 đô la, các thành viên có thể mua một thùng quần áo cũ cho con. Các bận phụ huynh cũng tha hồ cũng đổi đồ cũ lấy đồ mới. Dịch vụ mới đã thành công chỉ trong vài tháng kể từ ngày ra mắt.

2. Kinh doanh nhạc trực tuyến với 10USD

Ý tưởng tạo ra một trang nghe nhạc trực tuyến đến với Nhan Thế Luân một cách rất tự nhiên. Kể cả khi anh bỏ ra 10 USD đầu tiên để mua một tên miền nghe rất dân dã, thuần miền Nam "Nhaccuatui.com", trang web vẫn chỉ như một sở thích được chia sẻ âm nhạc với mọi người.

CEO Nhan Thế Luân

Anh quyết định làm một cái gì đó khi mà lượng người truy cập vào websitr tăng liên tục. Từ 60 triệu đồng vay từ mẹ để mua máy chủ đầu tiên, Nhan Thế Luân đã thành lập NCT Corporation vào 2007. Doanh thu từ quảng cáo năm đó đạt 300 triệu đồng.

Đến 2010, con số này đã là 10 tỷ và dự kiến năm 2011 lên tới 20 tỷ đồng, trong đó 80% đến từ quảng cáo và thu phí người dùng, dịch vụ tổ chức event chiếm 20% còn lại. Sau 4 năm, lượng khách truy cập vào trang nhạc đã lên tới con số hàng triệu người mỗi ngày.

3. Chàng sinh viên và đế chế triệu đô từ rác thải

Năm 19 tuổi, khi là sinh viên năm thứ nhất trường Princeton, Tom  Szaky (Canada) phát hiện ra rằng sử dụng phân của con sâu sẽ giúp một loại cây trồng phát triển đặc biệt nhanh và bền vững. Nếu sử dụng chất thải hữu cơ làm nguyên liệu thô sẽ cho hiệu quả chi phí rất tốt (chi phí hầu như bằng không), từ đó sẽ tạo ra được một mô hình kinh doanh vừa có lãi lại vừa tạo được uy tín.

 

Tom  Szaky - Chàng sinh viên và đế chế triệu đô từ rác thải


Tom đã sử dụng số tiền tiết kiệm, vay mượn và quyên góp được $ 20.000 để xây dựng Worm Gin - một khu nuôi sâu. Bốn tháng sau đó, Tom đã bỏ học để toàn tâm toàn ý cho TerraCycle.

Năm 2004, tập đoàn kinh doanh bán lẻ Walmart ở Mỹ và chuỗi siêu thị kinh doanh hàng xây dựng The Home Depot đã đưa phân giun của anh vào danh mục hàng hóa của họ. Ít lâu sau, nhu cầu về phân giun đóng chai tăng vọt, đến mức Tom không thu gom đủ vỏ chai cũ để làm bao bì. Anh phải kêu gọi các trường học thu gom chai dùng rồi và tìm nhà tài trợ thanh toán khâu vận chuyển vỏ chai đến cơ sở sản xuất phân giun.

Hiện, Terracycle tập trung vào việc tái chế vỏ chai nhựa và sản xuất túi mua hàng, đồng thời đảm nhiệm khâu môi giới nguyên liệu. Đến nay,Terracycle đã thu gom 2 tỷ kiện rác của 15 nước và chế biến thành diều, nắp đậy bồn cầu hay loa đài.

Hiện công ty của Tom đã nằm trong top 1.000 trong tổng số 5.000 công ty thuộc sở hữu tư nhân tăng trưởng nhanh nhất được tạp chí Inc xếp hạng trong ba năm liên tiếp. Doanh thu của Terracycle ước tính khoảng 14 triệu USD/năm.

4. Sam Altman

 

26 tuổi, CEO của Loopt, ra đời năm 2005, hơn 5 triệu người dùng.


Loopt là một dịch vụ giúp tìm kiếm bạn bè, cửa hàng, các sự kiện... "Tuổi trẻ và sự ngốc nghếch chính là lợi thế đáng kinh ngạc nếu bạn muốn thử điều mà những người chín chắn sẽ không thử. Những CEO trẻ tuổi không biết họ không biết gì".

Sam Altman bắt đầu viết những dòng mã đầu tiên khi 7, 8 tuổi. Thời niên thiếu, anh thường xuyên vào phòng chat để hỏi về những thứ phức tạp liên quan tới lập trình.
"Chúng tôi lớn lên cùng những người lắng nghe ý kiến của người khác, cho dù người khác có thể rất nhỏ. Trên Internet, không ai thấy bạn, vì vậy họ chỉ có thể đánh giá dựa trên những gì bạn viết hoặc nhận định. Nếu bạn viết những điều thông minh, họ sẽ rất trân trọng, từ đó bạn tự tin hơn. Chúng tôi là những thế hệ đầu tiên hưởng những điều đó, và chính điều đó hình thành nên chúng tôi".

Năm 2006, Altman bỏ Trường Stanford để phát triển Loopt, nay công ty đã có 45 nhân viên và hơn 5 triệu người đăng nhập vào xem bản đồ để biết bạn của họ đang ở nơi nào, hay xem các cửa hàng gần đó, các món hời đang được quảng cáo.

5. Giám đốc 8x với thương hiệu fastfood thuần Việt

Với ý tưởng làm một McDonalds kiểu Việt và tiêu chí “VietMac sẽ thay đổi điều đó” - đồ ăn nhanh (fastfood) thực sự là một  món ăn chính nạp năng lượng hàng ngày, chứ không phải là đồ ăn chơi.

 

Cơm kẹp VietMac đang được giới văn phòng ưa chuộng


Giám đốc Nguyễn Thành Dương cho biết, qua khảo sát, nhu cầu về bữa ăn của nhân viên văn phòng,  là nhanh, tiện, sạch, mang hương vị Việt. Điều này đã cho Dương thêm quyết tâm cho ra đời VietMac (theo nghĩa ‘Meal is Absolutely Convenient’ - bữa ăn phải thực sự tiện dụng). Một suất cơm kẹp VietMac được thiết kế gồm hai bánh cơm ép, kẹp với thức ăn mặn và salad kèm rau và 1 ly nước.

Hai bánh cơm được ép chặt giống cơm nắm, nhưng khác ở chỗ cơm dẻo, hạt cơm vẫn giữ nguyên hình, không bị phá vỡ kết cấu như cơm nắm. Sau khi ép, bánh cơm được nướng sơ qua để đảm bảo độ kết dính,  không bị vỡ khi cầm ăn. “Mỗi ngày, VietMac phục vụ 4 loại thức ăn mặn khác nhau, nhưng thực đơn được thay đổi mỗi ngày, đảm bảo không lặp lại trong 2 tuần” - Dương tiết lộ.

Dương nhớ lại: “Ý tưởng cơm kẹp ra đời vào 23.6.2010, nhưng đến 17.12 (sau gần 6 tháng) VietMac mới bán thử. Ngày 4.7.2011 khai trương cửa hàng mẫu đầu tiên tại 80 Lý Thường Kiệt và chính thức ra mắt thương hiệu VietMac.
Giám đốc Nguyễn Thành Dương cho biết, hiện chỉ số hài lòng của khách hàng đã đạt khoảng 70-85%. Từ nay đến cuối năm 2011, VietMac sẽ phát triển thêm 40-60 cửa hàng ủy quyền tại Hà Nội và mở rộng xây dựng thị trường TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và phát triển 5-10 đối tác nhượng quyền tại mỗi thị trường trọng điểm

 

Lê Mi Sa (TH)
 

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích