SaigonNews - Bộ trưởng tài chính Mỹ đã bắt đầu chuyến công du đến Trung Quốc và Nhật Bản để thảo luận các biện pháp trừng phạt Iran. Điều này có thể góp phần làm gia tăng xung đột giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như gây khó khăn cho Tokyo.
Khó có thể chia rẽ quan hệ cung - cầu dầu mỏ của Iran và Trung Quốc
Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung khí đốt và dầu mỏ từ Iran. Tất nhiên hai cường quốc châu Á này cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ những biện pháp nhằm cấm vận dầu mỏ xuất xứ từ Iran.
Các biện pháp trừng phạt này được ký ngày 31/12 vừa qua để gây áp lực lên Iran khi Washington cáo buộc nước này làm giàu Uranium vì mục đích chiến tranh.
Chuyến thăm châu Á lần này của Timothy Geithner được thực hiện chỉ một ngày sau khi cơ quan giám sát nguyên tử Liên Hiệp Quốc cho biết Iran đã bắt đầu làm giàu nguyên tố phóng xạ lên đến 20% tại một nhà máy kiên cố, gây một mối quan ngại sâu sắc trong lòng các nước phương Tây.
Lệnh trừng phạt mới sẽ ngăn những khách hàng của Iran mua dầu mỏ từ đất nước này và cấm tất cả các nước có quan hệ kinh tế với các tổ chức tài chính Iran.
Timothy Geithner đã đến Trung Quốc vào ngày thứ ba và gặp thủ tướng Ôn Gia Bảo. Tại đây, ôn sẽ thảo luận về việc “tiếp tục bắt tay với các đồng minh quốc tế để gây thêm áp lực lên chính phủ Iran, bao gồm các biện pháp tài chính nhắm vào ngân hàng trung ương Iran.”
Quốc gia khao khát năng lượng Trung Quốc dựa khoảng 11% vào nguồn cung dầu từ Iran. Con rồng châu Á nhiều lần tuyên bố những biện pháp trừng phạt sẽ không giải quyết được vấn đề và bày tỏ thái độ phản đối.
“Nếu như nhìn vào các biện pháp này, có thể thấy sự xung đột quyền lợi rõ ràng giữa Trung Quốc và Mỹ.”, ông Patrick Chovanec, phó giáo sư tại Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh cho biết. Chuyến công du lần này của bộ trưởng Mỹ chỉ nhằm mục đích ủi phẳng những xung đột này. “Từ một quan điểm chiến lược, Trung Quốc sẽ rất khó chấp nhận việc nhà cung cấp năng lượng của họ bị tấn công như thế.”
Việc phương Tây trừng phạt Iran cũng đang đẩy Nhật Bản vào công cuộc tìm những nguồn năng lượng khác để thay thế, bao gồm luôn việc tìm nhà cung cấp mới về năng lượng. Đất nước nghèo tài nguyên này cũng đang bày tỏ quan ngại về vụ trừng phạt này.
Nhật Bản cũng bị lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu từ Iran. Thị trường dầu thô từ đất nước Ả Rập chiếm tới 9% nhu cầu năng lượng trong 11 tháng đầu năm 2011 – một vấn đề mà Geithner sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Nhật.
Geithner sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Bộ trưởng Tài chính Jun Azumi tại Tokyo vào thứ Năm tới.