Số tiền chính phủ Liên bang Mỹ nợ các chủ nợ của mình, cùng với các khoản nợ hưu trí và các chương trình khác, đã lên tới mức đỉnh15.230 tỷ USD, tương đương với quy mô toàn bộ nền kinh tế nước này.
Con số trên tương đương với giá trị của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ nền kinh tế Mỹ sản xuất ra trong 1 năm (ước tính mới nhất là 15.170 tỷ USD được đưa ra vào hồi tháng 9). Theo dự báo, nền kinh tế có thể tăng lên khoảng 15.300 tỷ USD vào tháng 12, mức mà nợ công có khả năng sẽ vượt qua trong tháng này.
Ông Steve Bell của Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng, cơ quan đã từng đề xuất cắt giảm gần 6.000 tỷ USD thâm hụt trong 10 năm, đưa ra nhận định, con số 100% có nghĩa rằng toàn bộ các khoản nợ của bạn lớn bằng đúng những thứ ban đang sản xuất ra trong nước. Ông này khẳng định: "Rõ ràng, điều đó không thể tiếp tục".
Dự báo dài hạn cho thấy nợ sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nền kinh tế và để có thể theo kịp, kinh tế Mỹ phải tăng trưởng ít nhất là 6%/năm.
Ngân sách 2012 của Tổng thống Obama cho thấy nợ sẽ tăng vượt 26.000 tỷ USD trong thập kỷ tới tính từ bây giờ. Thỏa thuận giảm thâm hụt ngân sách đạt được vào mùa hè năm ngoái có thể giúp giảm thâm hụt xuống còn 24.000 tỷ USD.
Nhiều nhà kinh tế, trong đó có William Gale của Viện Brookings cho rằng, một phương pháp tốt hơn để tính các khoản nợ của quốc gia là không kể tới 4.700 tỷ USD nợ phải trả cho những người hưởng chương trình an sinh xã hội trong tương lai và các đối tượng khác. Theo cách đó, nợ giảm khoảng 1/3 xuống còn 10.500 tỷ USD, tương đương gần 70% quy mô nền kinh tế.
Tuy nhiên, con số đó vẫn còn cao theo tiêu chuẩn lịch sự. Tổng nợ quốc gia chiếm phần lớn quy mô nền kinh tế trong 3 trong vào sau Chiến tránh thế giới thứ 2. Con số này giảm xuống còn 32,5% quy mô nền kinh tế vào năm 1981 sau đó bắt đầu leo lên một mức ổn định trong thời Tổng thống Reagan và có thể tăng gấp đôi trong vòng 12 năm tới. Suy thoái kinh tế và chi tiêu lớn nhằm kích thích kinh tế đã khiến nợ công tăng mạnh dưới thời ông Obama.
Trong các nền kinh tế phát triển, chỉ có Hy Lạp, Iceland, Italia, Nhật Bản và Bồ Đào Nha là có nợ công lớn hơn quy mô nền kinh tế. Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Italia hiện đang vật lộn nhằm thoát khỏi khủng hoảng nợ.
Theo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu