Gửi tiết kiệm: kênh đầu tư an toàn, hiệu quả

Thứ ba, 28/02/2012, 23:58
Ở Việt Nam, gửi tiết kiệm được coi là một kênh đầu tư truyền thống và thích hợp với nhiều đối tượng. Trong điều kiện hiện nay, gửi tiết kiệm còn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả.



 

Trước hết, cần quan sát tốc độ tăng, giảm giá trên các kênh đầu tư từ tháng 8/2011 đến nay.

Tiền thuê nhà ở, điện, nước, ga và vật liệu xây dựng tăng cao thứ tư, nhưng chủ yếu là do giá điện đã tăng vào trước Tết và do giá ga mấy lần tăng theo giá nhập khẩu.

Chỉ số chứng khoán mới tăng gần đây, nhưng vào cuối tháng 1/2012 vẫn còn thấp hơn cuối tháng 7/2011; nếu chia cho chỉ số giá tiêu dùng, thì tốc độ giảm còn nhiều hơn nữa. Giá USD tăng “đơn” là 2,2%, nếu tính cả lãi suất gửi tiết kiệm bằng USD (6 tháng là 1%), thì tăng “kép” cũng chỉ ở mức 3,2%, vẫn thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng. Đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ là kênh đầu tư trực tiếp nhất, hiện đang được nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, đầu tư vào đây đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định, số lượng lao động, quan trọng hơn nhà đầu tư đòi hỏi phải có trình độ quản lý, điều hành nhất định,... Cho nên không phải ai cũng có thể lựa chọn những kênh đầu tư này. Trong khi tốc độ tăng giá tiêu dùng năm nay có khả năng thấp chỉ bằng một nửa, thậm chí có thể chỉ bằng một phần ba tốc độ tăng của năm trước. Thị trường bất động sản đòi hỏi phải có vốn lớn, mà phải là vốn tự có, chứ nếu vay ngân hàng thì áp lực lãi vay và tính thanh khoản của thị trường bất động sản thấp là những khó khăn lớn.

Vì vậy, qua những phân tích về các kênh đầu tư trên, có thể thấy ngay rằng, gửi tiết kiệm là kênh đầu tư truyền thống, thích hợp với nhiều đối tượng, nhất là những người không biết đầu tư hoặc e ngại rủi ro; đối với nhiều khoản tiền lớn, nhỏ khác nhau, phù hợp với tâm lý “tích cốc phòng cơ”. Gửi tiết kiệm là kênh đầu tư chắc chắn có lãi suất danh nghĩa và không sợ bị mất vốn.

Từ tháng 8/2011 đến nay, lãi suất gửi tiết kiệm đã chuyển từ thực âm sang thực dương. Biểu đồ trên cho thấy, trong 6 tháng qua, lãi suất tiết kiệm đã cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng gần 2,8%, tức là thực dương 2,8%. Theo thông điệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, do còn gặp khó khăn về thanh khoản, nên khả năng phải sau tháng 6/2012 mới có thể hạ được lãi suất cho vay, nên từ nay đến đó, lãi suất tiết kiệm vẫn có thể giữ được ở mức trần 14%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 2 có thể cao hơn tốc độ của tháng 1 (trên 1%), nhưng có thể giảm trong tháng 3, tăng thấp trong tháng 4, tháng 5,…, nên lãi suất tiết kiệm có thể vẫn đạt thực dương.

Theo Đầu Tư

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích