Những cuộc bầu cử tỷ USD

Thứ ba, 06/03/2012, 09:55
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cuộc chạy đua để gianh vị trí lãnh đạo cao nhất luôn là một đề tài nóng hổi. Và cũng không có gì là lạ trước việc các ứng viên "đốt" nhiều triệu USD để thực hiện những kế hoạch nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ các cử tri.

Năm 2012 được cho là một năm bùng nổ bầu cử tại nhiều cường quốc trên thế giới. Ngày hôm qua, 4/3/2012, Nga đã tiến hành cuộc bầu cử tổng thống. Cuộc bầu cử được xem là có nhiều kỷ lục. Một trong số đó là kỷ lục về chi phí bầu cử.

Trên thế giới, tại nhiều quốc gia, cuộc chạy đua để gianh vị trí lãnh đạo cao nhất luôn là một đề tài nóng hổi. Và cũng không có gì là lạ trước việc các ứng viên "đốt" nhiều triệu USD để thực hiện những kế hoạch nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ các cử tri.

Tổng chi phí cho một cuộc bầu cử tại những quốc gia này cũng không phải là những con số nhỏ. Chúng có thể lên tới hàng tỷ USD. Dưới đây là những quốc gia đình đám nhất với việc "đốt tiền" cho những cuộc bầu cử".
 

Mỹ

Mỹ là quốc gia được xem là tiêu tốn nhiều tiền cho cuộc bầu cử vào bậc nhất trên thế giới. Vào mỗi năm bầu cử, những thông tin liên quan đến chi phí bầu cử tăng lên không ngừng và khiến cho thế giới sửng sốt. Chuyện tiêu tốn hàng tỷ USD cho hoạt động bầu cử là một chuyện bình thường tại quốc gia này.

Năm 2010, tổng chi phí dành cho bầu cử lên tới con số hơn 3 tỷ USD. Cuộc bầu cử tổng thống được diễn ra vào tháng 11 năm nay dự kiến sẽ tiêu tốn đến 6 tỷ USD- một con số được cho là "khủng". Có thể nói đây là mức chi phí cao nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Theo thông tin từ tổ chức Center for Responsive Politics, chỉ tính riêng đến ngày 31/1 vừa qua, Obama đã chi 66 triệu USD, đối thủ Romney chi 56 triệu USD, Paul 30 triệu USD trong cuộc chạy đua giành chức tổng thống.

 


Thái Lan

Năm 2011 vừa qua cũng được cho là một năm đình đám của Thái Lan vì cuộc bầu cử vô cùng  tốn kém. Tổng chi phí cho cuộc bầu cử tại nước này ước tính lên tới con số gần 2 tỷ USD- một số tiền quá lớn đối với một quốc gia Đông Nam Á còn đang ngập trong khó khăn về kinh tế.

Theo quy định của Thái Lan, mỗi ứng viên tham gia tranh cử không được chi tiêu quá 1,5 triệu Baht, tuy nhiên theo giới quan sát số tiền thực tế mà họ bỏ ra để "lấy lòng" cử tri có thể gấp rất nhiều lần mức đó.

 


Nga

Tuy không thể bằng Mỹ nhưng theo số liệu năm nay Nga chi cho cuộc bầu cử số tiền cũng không hề nhỏ, khoảng gần 1 tỷ USD.

Vừa qua, theo nhiều nguồn tin, ông Putin đã không tiếc tay bỏ ra không dưới 12 triệu USD (tương đương 368 triệu rup) cho chiến dịch tranh cử chức tổng thống của mình. Cũng không hề kém cạnh, đối thủ của Putin- một ứng viên độc lập là tỷ phú Mikhail Prokhorov đã chi khoảng 320 triệu rup cho cuộc tranh cử lần này. Tiếp theo là các ứng viên Gannady Zyuganov và Vladimir Zhirinovsky, họ đã chi khoảng hơn 200 triệu rup trong cuộc đua giành vị trí danh giá tổng thống cộng hòa liên bang Nga.

Đây được xem là một cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử nước Nga bởi sự kịch tính của cuộc đua.

 

Ngoài ra, tại các quốc gia khác như Australia, Pháp, Anh, Đức...mỗi đợt bầu cử cũng tiêu tốn hàng gần trăm triệu USD. Năm 2009, quốc gia châu Á Ấn Độ cũng 150 triệu Euro cho cuộc tổng tuyển cử. Đây là một con số không hề nhỏ đối với một quốc gia đang phát triển.

Chủ yếu số tiền đó được lấy từ các cuộc vận động gây quỹ từ các đảng phái, các tổ chức và cá nhân ủng hộ. Phần lớn trong số chúng được sử dụng trong các hoạt động quảng bá hình ảnh của mình và công kích đối thủ.

Nhìn về góc độ kinh tế thì phải chăng đây là một sự lãng phí quá mức?

Theo VEF

Các tin cũ hơn