Thực hiện giao dịch buổi chiều có thể coi là bước đi đầu tiên trong lộ trình vực dậy chứng khoán. Và thực tế, kết quả ngày đầu tiên đã cho thấy sự hưng phấn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong một góc nhìn bình tĩnh hơn, các chuyên gia cho rằng, khi nền tảng còn nhiều yếu tố chưa thuận lợi thì sự thận trọng vẫn không thừa.
Tăng giao dịch, thêm nhà đầu tư
Tại một SGD trên đường Nguyễn Công Trứ - TP Hồ Chí Minh, khách hàng Đặng Văn Việt cho biết: "Tôi cho rằng từ trước đến giờ chúng ta chỉ thực hiện giao dịch vào buổi sáng, thời gian giao dịch ngắn cộng với chênh lệch múi giờ giữa các nước nên các NĐT nước ngoài không có cơ hội tìm hiểu cũng như đầu tư vào thị trường CK trong nước. Việc tăng thời gian giao dịch sẽ mang lại nhiều cơ hội tham gia đầu tư cho NĐT nước ngoài đồng thời chúng ta có thể thu hút được nguồn vốn".
Đối với những nhà đầu tư ngắn hạn, thì việc tăng thời gian giao dịch thực sự có ý nghĩa. Tại sàn giao dịch tại sàn ACB, anh Nguyễn Quốc Hưng vừa góp ý: "việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều sẽ ít nhiều mang lại cơ hội lướt sóng, kiếm chênh lệch từ việc mua bán cổ phiếu trong cùng một phiên".
Trong khi đó, ở Hà Nội, dù chứng kiến phiên mấy sôi động nhưng các nhà đầu tư vẫn cho rằng, giao dịch kéo sang buổi chiều là hợp lý, hợp với xu hướng phát triển chung của các sàn chứng khoán trên thế giới.
Một nhà đầu tư trên sàn Bảo Việt cho rằng, thời điểm bắt đầu lúc 9h là phù hợp với thông lệ của các thị trường trong khu vực... Giao dịch buổi sáng mở của lúc 8h30 khó theo dõi, mà nếu kéo dài theo kiểu mở sớm hơn về 8h00 càng bất tiện hơn".
Trong khi đó, theo cơ quan quản lý, thời điểm đóng cửa lúc 14h15 nhằm bảo đảm quy trình thanh toán bù trừ sau giao dịch. Sự thay đổi này cũng góp phần khắc phục chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và một số nước khác, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài theo dõi và tham gia giao dịch thuận lợi hơn. Việc tăng thời gian giao dịch (kéo dài thêm 1h15) được kỳ vọng góp phần gia tăng tính thanh khoản cho thị trường, đặc biệt khi thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi.
Đặc Với nhiều người, giao dịch buổi chiều sẽ góp phần kéo một lượng nhà đầu tư ngoại mới vào thị trường.
Trên thực tế, thời gian qua, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản mới tại Việt Nam đang gia tăng đáng kể sau một thời gian dài trầm lắng. Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), riêng trong tháng 2/2012, đã có thêm 44 nhà đầu tư nước ngoài bao gồm 22 tổ chức và 22 cá nhân đầu tư nước ngoài được VSD cấp mã số giao dịch chứng khoán.
Số tài khoản ngoại đã được mở tính tới hết ngà 29/2 là 15.633 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 1.763 nhà đầu tư tổ chức và 13.870 nhà đầu tư cá nhân. Đây là những con số không nhỏ. Việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư này và tăng tính hấp dẫn của TTCK Việt Nam - một trong các yếu tố góp phần giúp chứng khoán trong nước hồi phục.
Tuy nhiên, cũng có những nghi ngại về sự thay đổi này, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết: "Các lệnh đua trần cuối giờ sáng của các nhà đầu tư bị "nhốt" lại. Đằng sau đó không loại trừ sẽ phát sinh tiêu cực".
Trong khi đó, một điệp khúc ca thán thường thấy khác là giao dịch kéo dài sang buổi chiều "vừa mệt, vừa chán và lãng phí". Nhiều người đề xuất, thay vì kéo sang buổi chiều nên bắt đầu từ 8h sáng và kết thúc vào 11h30 hoặc 12h trưa (tức tăng thêm 1-1,5h thời lượng giao dịch). Phương án này, theo họ, sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Theo các nhà đầu tư này, thực chất của việc giao dịch thêm buổi chiều là tăng thêm 1 giờ giao dịch. Những công cụ phái sinh, hỗ trợ thị trường phát triển thì vẫn không đấy đâu.
Nhiều nhà đầu tư (đầu cơ) còn lo ngại không đủ thời gian để theo dõi cả sáng và chiều. Họ lo sợ bị "úp sọt" trong trường hợp thị trường đảo chiều nhanh.
Thận trọng khi nền tảng chưa vững
Chỉ thị 08 chỉ Chính phủ có nội dung tương đồng với chỉ thị 2196 xoay quanh vấn đề yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm lãi dần lãi suất về mức phù hợp để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển. Điều này đã phần nào "hạ nhiệt" tâm lý lo lắng và chán nản của các NĐT suốt thời gian qua.
Ông Phạm Hương Sơn - Giám đốc tài chính một DN ở Quận 1 - TP Hồ Chính Minh cho rằng, CK đã đợi những động thái tích cực từ phía Chính phủ từ năm 2011, đến nay với chỉ thị 08 mới được ban hành chính thức, từ góc độ là NĐT tôi nghĩ thị trường CK sẽ có những chuyển biến tốt hơn năm trước. Cụ thể nếu NHNN điều hành được chính sách tiền tệ để giảm lạm phát và các NH hạ dần được lãi suất đối với các doanh nghiệp thì sẽ giúp thị trường CK ổn định hơn, niềm tin của người dân vào CK sẽ được phục hồi".
Tuy nhiên, theo ông Lê Thẩm Dương - Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Chỉ thị 08 tạo nên làn gió mát cho thị trường CK. Tuy nhiên chúng ta cần có cái nhìn thực tế về tình hình CK hiện nay cũng như những tác động thực sự mà chỉ thị 08 có thể mang lại cho thị trường.
Chúng ta cũng biết để tăng khả năng thanh khoản của thị trường CK cần giải quyết được cái gốc của vấn đề là làm tăng niềm tin của người tiêu dùng vào hàng hóa (loại cổ phiếu) mà họ định đầu tư. Nghĩa là các DN phải có những chuyển biến tốt trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên ai cũng biết để làm được điều này ở thời điểm hiện tại là rất khó.
Cũng theo ông Dương, chúng ta có thể hi vọng những chuyển biến mới ở thị trường CK năm nay nhưng ở mức độ nào thì chưa thể nói trước. Tuy nhiên, các NĐT cũng nên cẩn trọng không nên vì dư luận mà đổ xô vào đầu tư CK.
Thông tin chuyển động trực tiếp từ UBCK trong những ngày qua đã làm thị trường chứng khoán đã bắt đầu sôi lên. Theo nhận định của nhiều chuyên gia chứng khoán thì thị trường có thể dễ dàng đạt mốc 500 điểm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Phương Chuyên viên Phân tích Cao cấp của HSC cho rằng: "Những hành động cụ thể của UBCK nhà nước cùng các cấp lãnh đạo phần nào tạo đã cho thị trường có sự khôi phục mạnh mẽ. Mặc dù Những động thái trên được công bố vẫn chưa có tác động trực tiếp nào đến thị trường nhưng gián tiếp đến tâm lý nhà đầu tư thì khá nhiều. Điều này cũng là lực đỡ chính cho thị trường vì hầu hết nhà đầu tư đều kỳ vọng thị trường sẽ tăng thanh khoản khi có những điều chỉnh vĩ mô."
Trên thực tế, quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé. Mong muốn của nhiều nhà đầu tư là tăng số lượng và chất lượng hàng hóa, cũng như giảm thời gian giao dịch T+, thay vì kéo dài thời gian.
Trong Chỉ thị 08 về thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK, việc cơ cấu lại thành phần các nhà đầu tư cũng đã được đề cập tới. Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính phát triển hệ thống các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp: Từng bước triển khai việc thành lập hoạt động công ty đầu tư chứng khoán, quỹ mở, trình Thủ tướng đề án thành lập Quỹ hưu trí tự nguyện, kiểm soát việc đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư tổ chức (TCTD, các DN bảo hiểm, CTCK...).
Liệu rằng 2 năm ngụp lặn trong dòng ảm đạm đã được thị trường khôi phục trong vòng hai tuần có quá chênh vênh. Không ai hiểu "cơn điên" của thị trường sẽ được kéo dài bao lâu nhưng dòng vốn mọi ngả đường đều đã bắt đầu dồn về thị trường chứng khoán là một tín hiệu đáng mừng. Đặc biệt là tạo được sóng lớn trong ngày hôm nay. Từ mức lèo tèo vài trăm tỷ/phiên trên cả hai sàn năm 2011 thì hai tuần vừa qua, nghìn tỷ/phiên xuất hiện nhiều hơn cũng đủ làm cho thị trường hấp dẫn.
Theo VEF