>> Người dân ấp Đông Bình rủ nhau làm tỷ phú cam sành
>> Khách du lịch đổ xô đến Hong Kong mua sách về Bạc Hi Lai
>> Sẽ đấu giá 100% lượng gas trong nước
Phương án “đổ bùn ra biển” lần đầu tiên xuất hiện từ công văn hỏa tốc của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi UBND TP Hải Phòng ngày 3/4/2012. Trước đó, UBND TP.Hải Phòng đã trình Thủ tướng Chính phủ hai phương án đổ bùn (2/12/2011) và Thủ tướng đã có có ý kiến chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì phối hợp với thành phố này để xác định rõ khối lượng, kinh phí đổ bùn vào Khu công nghiệp (KCN) Nam Đình Vũ.
Hai phương án mà UBND TP.Hải Phòng trước đó chọn trình để xử lý 40 triệu mét khối bùn nạo vét được gồm: phương án một - đổ ở khu vực sau đê chắn sóng của hai bến khởi động tại khu vực nam Cát Hải; phương án hai: đổ tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ.
Theo UBND TP Hải Phòng, ưu điểm của phương án một là tận dụng số bùn nạo vét được để tạo mặt bằng với diện tích từ 700 – 1.000ha để phát triển các dịch vụ hậu cảng, mang lại lợi ích kinh tế lớn. UBND TP.Hải Phòng và Bộ GTVT (lúc đó) thống nhất coi đây là tài nguyên để mở rộng diện tích khu vực cảng biển, tiết kiệm được khoản kinh phí tương đối lớn để tôn tạo mặt bằng.
Tuy nhiên, theo phương án một, nếu đổ ra khu vực sau đê chắn sóng của 2 bến khởi động thì sẽ phải xây dựng gần 8 km đê bao với kinh phí khoảng 700 tỉ đồng, là con số quá lớn. Mặt khác thời gian chuẩn bị cho việc đầu tư, đấu thầu lựa chọn tư vấn nghiên cứu, khảo sát, lập dự án... cho hạng mục có thể kéo dài, khó có thể đảm bảo tiến độ triển khai.
Trong khi đó, phương án hai - đổ bùn tại KCN Nam Đình Vũ được thành phố hoa phượng đỏ đánh giá có nhiều điểm tối ưu hơn vì đã có sẵn dự án làm đê biển. Hiện KCN Nam Đình Vũ đã được Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế Hải Phòng phê duyệt dự án đầu tư tuyến đê biển Nam Đình Vũ với tổng chiều dài tuyến đê khoảng 14,9km và tổng mức đầu tư hơn 998 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, hiện đã giải ngân 25,8 tỉ đồng. UBND TP. Hải Phòng và cả Bộ GTVT (lúc đó) cũng đánh giá phương án đổ bùn vào KCN Nam Đình Vũ sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với phương án một.
Cái lý và sự phi lý của đồng tiền
Trong phương án "đổ bùn ra biển" mà JICA tư vấn cho Bộ GTVT, hầu hết lý lẽ của JICA đều cho rằng như vậy sẽ tiết kiệm tối đa tiền và thời gian. Theo tính toán của JICA, cự ly từ điểm hút đến vị trí xả bùn chỉ 16 km (phía Nam Cát Bà) luồng đường thông thoáng, chỉ phải chi phí cho nạo hút bùn với tổng số tiền 35 tỷ Yên (khoảng 6.000 tỷ đồng). Phương án này không phải xây dựng đê bao, đào hố trung chuyển, cứ xả thẳng bùn ra biển là xong (?!).
Mặt khác, theo đúng cách này cũng không phải nạo vét luồng công vụ nên thời gian chỉ mất 41 tháng, bảo đảm tiến độ dự án. Và quan trọng hơn việc xây dựng đê bao, đào hố trung chuyển, nạo vét tuyến đường công vụ không nằm trong Hiệp định vốn vay của ODA (Nhật Bản).
Cái lý của tiền nong, thoạt nhìn có vẻ thuyết phục, nhưng trong mối tương quan với phát triển bền vững, cái lý này lại thực sự là một phản đề. Theo tính toán của các nhà khoa học, trong phương án đổ bùn ra biển của JICA chưa tính toán kỹ những tác động môi trường cực xấu đến những vùng biển xung quanh như Đồ Sơn, Cát Bà và Vịnh Hạ Long. Ngoài ra phương án này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chế độ dòng chảy, chế độ sóng và làm thay đổi thủy triều của cả khu vực Hải Phòng.
"Hãy thử tưởng tượng 40 triệu mét khối bùn đổ ra biển chỉ cách chỗ nạo vét 16km và ở phía Nam quần đảo Cát Bà sau một thời gian sẽ quay lại lấn vào "đảo Ngọc". Hàng ngàn ha rừng nằm trong khu dự trữ sinh quyển và hàng trăm loài thực vật trong sách đỏ sẽ bị bùn vùi lấp" - TS Vũ Văn Bằng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Nước và Môi trường (Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam) vẽ ra một "kịch bản chết" trên "quần đảo vàng" nếu phương án đổ bùn ra biển của JICA được thực hiện.
Mà nếu tư duy trên khía cạnh tiền nong, đổ bùn ra biển, suy cho cùng, cũng không hẵn đã là “tiết kiệm”. Tính toán của các nhà khoa học cho thấy, nếu nạo vết hết 40 triệu mét khối bùn sẽ tôn tạo được khoảng 500 -1.000 ha tương đương một quận/huyện của TP.Hải Phòng (tùy theo địa hình cao hay thấp).
Khối lượng bùn này có thể tận dựng để đáp ứng việc san lấp mặt bằng cho khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải với nhu cầu 600 triệu mét khối vật liệu san lấp. Về chất lượng, đất bùn nạo vét từ cảng Lạch Huyện nếu sử dụng làm mặt bằng và phơi nén khoảng 5- 7 năm, chi phí chỉ bằng 40- 50% so với san lấp bằng cát đen sẽ tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng.
Vì vậy, nếu đổ ra biển thì sẽ lãng phí rất lớn đó là chưa kể đến những hệ lụy chưa thể hình dung hết về tác động môi trường.
Theo Phapluatvn