>>Năm nguyên lý cho một nền kinh tế khỏe
>> Kinh tế suy thoái, đàn ông nam tính dễ ‘ế’
>> Bán thương hiệu cho nước ngoài: những bài học đắt giá
1. Naguib Sawiris, nhà sáng lập Công ty Orascom Telecom Holding
Naguib, con trai cả của ông Onsi Sawiris, đã biến Orascom Telecom thành công ty điện thoại di động lớn ở Ai Cập trước khi sáp nhập với công ty viễn thông khổng lồ của Nga, Vimpelcom vào tháng tư năm ngoái trong một hợp đồng trị giá 6,5 tỉ USD.
Ông là một trong số các cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Sawiris có tầm ảnh hưởng đáng kể về chính trị trong nước. Ông đã trở thành trung gian hòa giải giữa chính phủ và phe đối lập trong việc thực hiện cải cách chính trị sau khi Hosni Mubarak đã từ chức do hậu quả của cuộc cách mạng Ai Cập.
Ông cũng là một người sáng lập của đảng Ai Cập Tự Do, một đảng chính trị tìm cách để thúc đẩy thị trường tự do và một nền tảng thế tục. Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy gần đây đã phong tặng Sawiris huy hiệu danh dự cao nhất của Pháp, huy hiệu Choir, công nhận "những nỗ lực và đóng góp trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Ai Cập và Pháp trong các lĩnh vực công nghiệp, phát triển và dịch vụ cộng đồng."
2. Sheikh Mohammed Al-Amoudi, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư MIDROC, Ethiopia
Ông chính là người da đen Ethiopia giàu nhất thế giới. Sinh ra ở Ethiopia với bố là người Ảrập Xêút và mẹ là người Ethiopia, Sheikh đã di cư đến Ả rập Xê Út khi còn nhỏ và thực hiện một hợp đồng xây dựng béo bở cho Hoàng gia Ả rập.
Al-Amoudi là nhà đầu tư lớn nhất ở Ethiopia. Trong tháng hai, ông công bố một khoản đầu tư trị giá 3,4 triệu USD ở Ethiopia thông qua Tập đoàn Đầu tư MIDROC để tái đầu tư vào nông nghiệp, xi măng, thép, vận chuyển và khách sạn. Al-Amoudi cũng sở hữu các mỏ vàng trong nước và các khách sạn 5 sao có tiếng ở Addis Ababa.
3. Koos Bekker, Tổng Giám đốc điều hành Naspers
Người được coi là Rupert Murdoch của châu Phi là Tổng Giám đốc điều hành và cổ đông cá nhân lớn nhất của Naspers (Naspers có nghĩa là Báo chí Quốc gia), tập đoàn truyền thông lớn nhất Châu Phi. Bekker đã chuyển đổi 23 tỷ USD phương tiện truyền thông (vốn hóa thị trường) thành một gã khổng lồ Internet toàn cầu.
Tập đoàn của ông sở hữu các phương tiện truyền thông quan trọng và lợi ích internet tại hơn 120 quốc gia bao gồm cả cổ phần của những tập đoàn mạnh như Mail.ru, Tencent, Ibibo, Buzzcity và một số cổ phần nhỏ trong Facebook.
Tập đoàn này cũng sở hữu kênh truyền hình trả phí lớn nhất của Châu Phi, DSTV cũng như là nhà xuất bản báo và tạp chí lớn nhất lục địa này, Media24. Ông là Tổng Giám đốc điều hành của Naspers từ năm 1997 đến nay.
4. Strive Masiyiwa, Chủ tịch điều hành công ty Econet Wireless
Người giàu nhất Zimbabuê là Chủ tịch sáng lập và điều hành của Econet Wireless, một công ty viễn thông điện thoại di động công khai niêm yết với các hoạt động tại Zimbabwe, Botswana, Lesotho, Burundi và Rwanda. Công ty này sở hữu giấy phép 3G tại New Zealand.
Tham vọng mới của ông là xây dựng một công ty năng lượng mặt trời lớn nhất Châu Phi.
Vào tháng mười một năm ngoái, ông trùm viễn thông tái sinh Christian đã đưa vào hoạt động trạm năng lượng Econet- một thiết bị năng lượng mặt trời mang tính đột phá giúp các cá nhân và gia đình trên khắp châu Phi thắp sáng nhà cửa, sạc điện thoại di động, và nói chung là sử dụng năng lượng với chi phí tương đối rẻ so với năng lượng mặt trời hiện nay các thiết bị hiện có ở châu Phi.
Masiyiwa vẫn là một trong những doanh nhân được kính trọng nhất ở Châu Phi, và là một trong những chủ doanh nghiệp có nguồn gốc châu Phi có uy tín nhất trên thế giới. Cùng với tỷ phú Richard Branson, ông là người đồng sáng lập tại Phòng Chiến tranh Carbon, một tổ chức tìm kiếm các giải pháp định hướng thị trường trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Ông cũng làm việc trong hội đồng quản trị ủy thác của Qũy Rockefeller và Conrad N. Hilton. Và cũng là một trong các nhà từ thiện hào phóng nhất Châu Phi: tổ chức từ thiện của ông, Trust Cabênaum mà ông điều hành cùng với vợ của mình, đã trả tiền học phí cho hơn 22.000 trẻ mồ côi ở Zimbabuê.
5. Onsi Sawiris, người sáng lập Tập Đoàn Orascom
Năm 1971, chính phủ Ai Cập đã quốc hữu hóa sự nghiệp kinh doanh đầu tiên của Onsi. Không nản lòng, ông đã đi vào xây dựng Orascom Construction Industries, công ty hàng đầu của Tập đoàn Orascom về viễn thông, cơ sở hạ tầng, khách sạn và du lịch. Các công ty này được điều hành bởi ba người con trai của ông-Naguib, Samih và Nassef.
6. Naushad Merali, Chủ tịch Tập Đoàn Sameer
Năm 2000, ông trùm mang 2 dòng máu Kenya và Châu Á đã hợp tác với phương tiện truyền thông khổng lồ của Pháp Vivendi để thành lập Kencell, một nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Kenya, mà sau này ông đã bán cho tập đoàn Celtel và Bharti Airtel.
Ông vẫn còn sở hữu 5% cổ phần của Bharti Airtel hoạt động ở Kenya, và giữ cương vị Chủ tịch hội đồng quản trị. Nhưng phần lớn quyền lực và tài sản của ông là từ quyền sở hữu một trong những tập đoàn lớn nhất Đông Phi, với doanh thu hàng năm đạt 2 tỉ Đô.
Tập đoàn Sameers của ông cũng sở hữu một số các công ty nổi tiếng nhất ở Keya như dịch vụ tài chính, xây dựng, nông nghiệp, năng lượng và các lĩnh vực công nghệ thông tin. Con trai ông, Sameer Merali là người thừa kế chính thức.
7. Manu Chandaria, Chủ tịch Tập Đoàn Comcraft
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp đáng kính của Đông Phi là Chủ tịch Tập Đoàn Comcraft, nắm giữ 2 tỷ USD trong công nghiệp sản xuất thép, nhựa, và các sản phẩm nhôm từ các cơ sở sản xuất trên 45 quốc gia, trong đó có 16 nước châu Phi. Tổng lực lượng lao động: 40.000 người.
Ngoài ra, ông cũng là nhà từ thiện lớn nhất ở Kenya. Quỹ Chandaria của ông có hoạt động ở hơn bảy quốc gia, và đã quyên góp hàng triệu Đô cho y tế, giáo dục và nghệ thuật. Ông Chandaria, 83 tuổi, nắm giữ danh hiệu Bô Lão của Burning Spear, một trong những Danh hiệu dân sự cao nhất của Kenya.
8. Johann Rupert, Chủ tịch công ty Richemont, công ty Đầu tư SCA Reinet, và Remgro
Johann Rupert người Nam Phi là chủ tịch và giám đốc điều hành Richemont, một công ty hàng xa xỉ của Thụy Sĩ , sở hữu thương hiệu cao cấp như Alfred Dunhill, Cartier. Đồng thời công ty này cũng sở hữu cổng thông tin trực tuyến thời trang Net-a-Porter.
Ở Nam Phi, Rupert sở hữu lợi tức đầu tư đáng kể trong ngành khai thác mỏ, thuốc lá, dịch vụ tài chính và các phương tiện truyền thông được tổ chức thông qua công ty cổ phần Remgro, Venfin và công ty đầu tư SCA Reinet. Ông là chủ tịch của cả ba công ty. Ông đã trở thành hiệu trưởng của Đại học Stellenbosch từ năm 2009.
9. Nicky Oppenheimer, Chủ tịch Tập đoàn De Beers
Người giàu nhất Nam Phi vẫn là Chủ tịch tập đoàn De Beers- Nhà sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới dù ông đã bán 40% cổ phần gia đình của mình trong công ty vào cuối tháng mười một năm ngoái để khai thác mỏ Anglo American.
Oppenheimer vẫn tiếp tục cam kết đầu tư ở châu Phi: Gia đình ông là một đối tác liên doanh với nhà đầu tư Singapore Temasek Holdings ở Tana Africa, một quỹ cổ phần tư nhân tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và hàng tiêu dùng trên khắp châu Phi.
10. Nonkululeko Nyembezi Heita, Tổng Giám đốc điều hành của ArcelorMittal SA
Bà Nonkululeko Nyembezi-Heita, 51 tuổi, CEO của ArcelorMittal- nhà sản xuất thép lớn nhất Nam Phi. Đây không phải là thời điểm kinh doanh thuận lợi của ArcelorMittal SA.
Công ty này đang có nguy cơ phải đối mặt với khoản phạt tiền 390 triệu USD về phí ấn định giá bán, và chính phủ Nam Phi gần đây đã không cho công ty này tham gia một chương trình mua sắm cơ sở hạ tầng mà có thể đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất địa phương.
Niềm an ủi là: ArcelorMittal Nam Phi vẫn là công ty thép lớn nhất lục địa này với năng lực sản xuất hàng năm là 7,8 triệu tấn thép. Bà Nyembezi Heita khởi nghiệp là một kỹ sư của IBM's Research Triangle Park (Khu Vực Tam Giác Nghiên Cứu của IBM) ở Raleigh, phía bắc Carolina, trước khi tiếp tục làm việc cho công ty tại Nam Phi.
Bà đã từng làm Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ tài chính Nam Phi, Liên minh Tư Bản, trước khi gia nhập Vodacom với vai trò là trưởng phòng Cổ Phần và Sát Nhập.
Bà đã trở thành Tổng Giám đốc điều hành của ArcelorMittal SA vào năm 2008. Và cũng là Chủ tịch của Sở Giao dịch trái phiếu của Công ty TNHH Nam Phi và là một giám đốc không điều hành tại sàn giao dịch chứng khoán Johannesburg Limited và Old Mutual.
11. Maria Ramos, Tổng Giám đốc Điều Hành Tập Đoàn Absa
Maria Ramos, 53 tuổi, là một trong những nhà quản trị công và nhà lãnh đạo kinh doanh được kính trọng nhất Châu Phi. Trong năm 2009, bà được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc điều hành của Tập đoàn Absa, tập đoàn dịch vụ tài chính bằng vốn hóa thị trường lớn thứ hai Nam Phi.
Trước khi lãnh đạo Absa, bà Ramos đã có một sự nghiệp thành công ở khu vực nhà nước của Nam Phi, là Tổng giám đốc Kho bạc quốc gia, và gần đây nhất là Giám đốc điều hành Tập đoàn Transnet Limited- cơ quan sở hữu nhà nước về đường sắt, đường ống và cảng.
Theo TTVN/Forbers