>> “Hy Lạp có nguy cơ vỡ nợ nếu rời eurozone”
>> Toàn cảnh vụ Hy Lạp vỡ nợ
>> Các NHTW châu Âu có thể bắt buộc phải in thêm tiền
Ông Stiglitz cho biết chưa bao giờ có bất kỳ chương trình thắt lưng buộc bụng nào thành công ở một quốc gia lớn, và cách tiếp cận của châu Âu chắc chắn là ít hứa hẹn nhất vì sẽ dẫn châu lục này đến chỗ “tự sát”.
Giáo sư kinh tế thuộc Đại học Colombia của Mỹ, 69 tuổi, ông Joseph Stiglitz |
Các chính trị gia tại tất cả 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng, trị giá tổng cộng khoảng 450 tỷ euro (600 tỷ USD), trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công và các khoản nợ của khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) đã tăng lên mức cao nhất trong năm 2011 kể từ khi đồng euro ra đời, do chính phủ các nước tăng cường vay nợ để bù đắp các khoản thâm hụt ngân sách và cứu trợ cho các nước có nguy cơ vỡ nợ.
Theo ông Stiglitz, mọi chuyện có thể bỏ qua nếu chỉ duy nhất Hy Lạp ở châu Âu thực hiện các chính sách “thắt lưng buộc bụng”, nhưng khi cả Anh lẫn Pháp cũng phải làm như vậy thì hậu quả sẽ rất thảm khốc. Các nhà lãnh đạo Eurozone cần nhận thức rằng thắt lưng buộc bụng tự nó sẽ không đem lại điều gì, bởi điều cần thiết là tăng trưởng. Vấn đề là với đồng euro cần phải tách các chính phủ ra khỏi các ngân hàng trung ương và việc in tiền chỉ tạo ra các vấn đề lớn.
Ông Stiglitz nói rằng sự kết hợp giữa chính sách thắt lưng buộc bụng và các vấn đề của đồng euro là một sự kết hợp chết người, dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao - một động thái không thể chấp nhận được về mặt chính trị và sẽ càng làm cho thâm hụt ngân sách trở nên tồi tệ hơn. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Tây Ban Nha đã ở mức 50% kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008 và không có hy vọng tình trạng này sẽ được cải thiện. Ông Stiglitz nhấn mạnh những gì các chính phủ châu Âu đang làm là phá hủy nguồn vốn con người. Để giải quyết vấn đề hiện nay của mình, các nước châu Âu cần thúc đẩy tăng trưởng thông qua tái tập trung vào tăng chi tiêu của chính phủ để sử dụng đầy đủ các thiết chế như Ngân hàng Đầu tư châu Âu, đưa ra các loại thuế để cải thiện hiệu quả kinh tế và cân bằng ngân sách.
Theo Tầm Nhìn