>> Tỷ phú thế giới thích 'chơi' xe gì?
>> Người dân ấp Đông Bình rủ nhau làm tỷ phú cam sành
Trong vòng 3 năm trở lại đây, Masan Group (MSN) đã huy động được hơn 1 tỷ USD vốn (cả vốn vay và vốn cổ phần), chủ yếu từ các định chế tài chính - một kỷ lục đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Vậy những ai đã rót vốn cho Masan Group?
Tháng 11/2008, BankInvest là quỹ đầu tư có khoản đầu tư sớm nhất vào các công ty thuộc hệ thống Masan Group với việc mua 8% cổ phần của Masan Food (ngày nay là Masan Consumer). Tháng 4/2009, quỹ Vietnam Azalea Fund thuộc Mekong Capital rót thêm 9 triệu USD vào Masan Food.
Đến cuối năm 2009, Masan Group nhận thêm được 90 triệu USD nữa từ BankInvest, TPG (Texas Pacific Group) và House Foods.
Hiện tại, BankInvest đang là cổ đông nước ngoài lớn nhất nắm giữ 10,4% cổ phần của Masan Group.
Sang năm 2010, Masan Group nhận thêm được hơn 220 triệu USD. Trong đó, Mount Kellet góp 100 triệu USD để mua 20% cổ phần của Masan Resources và Richard Chandler Corporation góp 50 triệu USD vào công ty mẹ Masan Group.
Còn lại là các khoản vay từ IFC (40 triệu USD – trong đó có 10 triệu USD là khoản vay chuyển đổi) và Goldman Sachs (30 triệu USD – khoản vay chuyển đổi có thời hạn 5 năm).
Năm 2011 là năm Masan Group nhận được nhiều vốn nhất.
Đầu năm, tập đoàn đã huy động được 2 khoản vay từ các ngân hàng trong nước, gồm 113 triệu từ Ngân hàng phát triển VDB và 90 triệu USD từ Vietcombank.
Đến cuối năm, Masan cũng huy động được thêm khoản vay 108 triệu USD từ JP Morgan. Khoản vay này được dành cho Masan Industrial – công ty con của Masan Consumer.
Cũng trong năm 2011, KKR đã bỏ ra 159 triệu USD để mua 10% cổ phần của Masan Consumer, tức định giá Masan Consumer ở mức gần 1,6 tỷ USD.
Tháng 3/2012, Masan tiếp tục huy động được thêm 235 triệu USD từ Standard Chartered, Mount Kellet và Richard Chandler Corporation.
Trong đó, Standard Chartered cho Masan Resources Thái Nguyên – công ty con của Masan Resources – vay 80 triệu USD để phục vụ cho Dự án Núi Pháo.
Còn Mount Kellet và Richard Chandler Corporation đã phát hành công cụ nợ khả năng chuyển đổi bằng cả 2 loại tiền đô la Mỹ và Việt Nam đồng có thời hạn 4 năm với trị giá 155 triệu USD cho Tập đoàn. Công cụ nợ này có thể được chuyển đổi sang cổ phiếu MSN với mức giá 85.000 đồng/cp với một số điều khoản kèm theo.
Tình hình vay nợ
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, đến cuối Q3, vốn chủ sở hữu của Masan Group là 16.227 tỷ đồng; tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn là 14.680 tỷ đồng.
|
|
Các khoản vay dài hạn là gần 13.800 tỷ đồng (tương đương gần 660 triệu USD), trong đó có 734 tỷ đồng là nợ đến hạn trở được chuyển sang khoản mục nợ ngắn hạn.
Trong khi đó, nguồn tiền mặt của Masan Group cũng rất dồi dào với 13.467 tỷ đồng tiền và tương đương tiền cùng 1.555 tỷ đồng đầu tư ngắn hạn (gồm trái phiếu ngắn hạn và tiền gửi ngân hàng).
Theo TTVN