>> Đất, tiền, vàng, chứng khoán: Đầu tư vào đâu?
>> Chứng khoán Việt và chiêu trò làm đẹp BCTC
>> Những cổ phiếu “chết” được ưa chuộng trên sàn chứng khoán
>> Những sự thật vô lý trên sàn chứng khoán Việt
Theo một nghiên cứu thị trường của The Telegraph, sau 4 tháng đầu năm 2012, chỉ số Vn-Index của Việt Nam tăng khoảng 35,5%, hiện giao dịch ở mức 470 điểm. Đây là mức tăng lớn thứ hai thế giới, chỉ sau chỉ số EGX 30 của Ai Cập.
Chứng khoán Việt Nam đã tăng gấp 4 lần trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 và chinh phục mốc 1.100 điểm trước khi giảm mạnh trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Hiện nay, với lợi thế lao động rẻ và dồi dào hơn so với người láng giếng Trung Quốc, nhà đầu tư dài hạn có thể kỳ vọng vào đà tăng của chứng khoán Việt Nam.
|
Chứng khoán VN tăng điểm đứng thứ 2 TG, chỉ sau Ai Cập. |
Nghiên cứu đánh giá, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, quy mô nhỏ, biến động mạnh và thanh khoản thấp. Mức tăng hơn 35% trong 4 tháng qua có sự hỗ trợ không nhỏ từ đợt suy giảm mạnh trong năm trước.
Năm 2011, Chính phủ Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát mức lạm phát lên tới 2 còn số, khiến thị trường chứng khoán thu hẹp và rơi sâu xuống mức 350 điểm. Hiện tại, các chỉ số kinh tế vĩ mô được cải thiện và thị trường đang trên đà hồi phục.
Ngoài Vn-Index, 4 chỉ số chứng khoán khác lọt vào top năm tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu còn có EGX 30 của Ai Cập với 36,1%, dẫn đầu danh sách. Đứng ở vị trí thứ ba là Karachi 100 của Pakistan với mức tăng 28,8%. Lần lượt xếp ở vị trí thứ bốn và năm là Bucharest BET của Romania và OMX Tallinn của Estonia với mức tăng tương ứng 23,8% và 19,2%.
Ở chiều ngược lại, châu Âu có 3 đại diện lọt vào danh sách các nước có mức sụt giảm chỉ số chứng khoán nhiều nhất, bao gồm Cộng Hòa Síp (24,7%), Tây Ban Nha (19,7%) và Italia (7,8%). Hai vị trí còn lại thuộc về nền kinh tế lớn thứ ba của Mỹ Latinh là Argentina (10,5%) và một đại diện của Tây Á là Sri Lanka (11,5%).
Theo VnExpess