Đây là một trong những nội dung trả lời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong văn bản giải trình chất vấn của Đại biểu Quốc hội mà Thủ tướng vì không đủ thời gian nên chưa trả lời trong phiên chất vấn tại Hội trường Quốc hội ngày 25/11/2011.
Không lập Uỷ ban tái cơ cấu nền kinh tế
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh về đề xuất thành lập Ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng luật về tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng cho biết: Tái cơ cấu nền kinh tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khoá XI cũng đã xác định 3 trọng tâm tái cơ cấu trong thời gian tới. Để tái cơ cấu thành công, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, của Bộ Chính trị, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp...
Chính phủ sẽ đề cao trách nhiệm, xác định đúng các trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt với hệ thống biện pháp đồng bộ, linh hoạt để tái cơ cấu đạt kết quả. Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm này; các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng theo phân công sẽ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Chính phủ sẽ bám sát tình hình, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của xã hội, thường xuyên kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp. Các vướng mắc về pháp luật sẽ được Chính phủ xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội xem xét, quyết định. Vì vậy, không cần thiết thành lập Uỷ ban tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng một đạo luật riêng về tái cơ cấu. Chính phủ sẽ trình Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội
Đã xác định rõ trách nhiệm trong vụ Vinashin
Chất vấn của Đại biểu Cù Thị Hậu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên và Đại biểu Trần Văn Minh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, về việc xử lý trách nhiệm của những tập thể và cá nhân có liên quan đến vụ việc Vinashin và kết quả tái cơ cấu của Tập đoàn Vinashin, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có báo cáo số 21/BC-CP ngày 4/11/2011 gửi tới các Đại biểu Quốc hội, trong đó trình bày rất đầy đủ về kết quả điều tra vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Thủ tướng cũng nói rõ thêm một số điểm như sau:
Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước và theo chức năng nhiệm vụ được giao, tiến hành xử lý trách nhiệm sau thanh tra. Tập đoàn Vinashin đã hoàn thành việc kiểm điểm và đang xem xét để đưa ra các quyết định hình thức xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm. Bộ Công an đã khởi tố điều tra và tạm giam theo quy định của pháp luật đối với 9 bị can có hành vi vi phạm pháp luật, truy nã quốc tế 2 bị can. Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã triệu tập hơn 50 cá nhân khác có liên quan để làm việc, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra theo quy định của pháp luật.
Về kết quả thực hiện tái cơ cấu Vinashin:
Việc tái cơ cấu Vinashin đang được triển khai thực hiện theo đúng Kết luận của Bộ Chính trị, Đề án của Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn và đạt được những kết quả bước đầu như:
1. Đã thực hiện việc chuyển giao một số doanh nghiệp, dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nhằm sắp xếp theo đúng ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính của các đơn vị này và tận dụng được những kinh nghiệm, thế mạnh của 02 doanh nghiệp quy mô lớn, có cùng ngành nghề với doanh nghiệp, dự án được chuyển giao.
2. Theo Đề án tái cơ cấu, đến tháng 10 năm 2011, đã giảm đầu mối 54 đơn vị (gồm rút vốn thương hiệu tại 22 đơn vị; giải thể 16 đơn vị; chuyển nhượng phần vốn góp của Tập đoàn tại 11 đơn vị; sáp nhập 05 đơn vị, chuyển chủ sở hữu), chuyển quyền chủ sở hữu, đại diện vốn tại 10 đơn vị, quyền đại diện vốn ở 10 đơn vị, chuyển giao 01 đơn vị.
3. Kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự của Tập đoàn, ổn định một bước tổ chức sản xuất kinh doanh, các nhà máy đóng tàu đã hoạt động trở lại, cán bộ công nhân có việc làm, có thu nhập, đời sống người lao động bước đầu được ổn định.
Năm 2010, đã hoàn thành và bàn giao 64 tàu với tổng giá trị hợp đồng là 577 triệu USD, trong đó: 28 tàu xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng là 278 triệu USD; 36 tàu trong nước với tổng giá trị hợp đồng là 299 triệu USD (riêng trong 3 tháng cuối năm đã bàn giao 42/64 con tàu cho các chủ tàu trong nước và quốc tế).
Năm 2011, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng sẽ hạ thuỷ bàn giao 74 tàu, tổng giá trị là 584,7 triệu USD, trong đó có 24 tàu xuất khẩu.
4. Để cơ cấu lại tài chính, tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn triển khai phương án cơ cấu lại nợ của Tập đoàn, cả nợ trong nước và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật. Việc tái cơ cấu này đã có những kết quả bước đầu.
Theo VNmedia
Ngày 13/12, sau khi kết thúc phiên họp cuối cùng trong năm 2011 tại thủ đô Washington, Ủy ban Thị trường mở liên bang- cơ quan hoạch định chính sách của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED), khẳng định kinh tế Mỹ vẫn đang trên đà phát triển bất chấp tốc độ phục hồi chậm chạp của nền kinh tế toàn cầu.
Tính tới ngày 24/11, giá trị tài sản ròng (NAV) của VEIL là 356,78 triệu USD giảm 20,21 triệu USD so với 376,99 triệu USD hồi tháng trước.
Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited - VEIL
Từ đến ngày 24/11, quỹ VEIL chuyên đầu tư vào cổ phiếu niêm yết giảm 5,4% trong khi VN-Index giảm 8%. Tháng trước đó, giá trị tài sản của VEIL giảm 1,33% sau khi đã tăng 4,6% trong tháng trước đó.
Tính tới ngày 24/11, giá trị tài sản ròng (NAV) của VEIL là 356,78 triệu USD giảm 20,21 triệu USD so với 376,99 triệu USD hồi tháng trước, NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ là 2,11 USD. Tỷ lệ chiết khấu của VIEL là 13%.
Trong danh mục đầu tư của quỹ, cổ phiếu ACB giảm 6,5% do lo ngại về các chính sách thắt chặt tiền tệ, cổ phiếu MSN giảm 7,2%, cổ phiếu HAG cũng giảm23,1%. Các cổ phiếu bất động sản khác cũng sụt giảm mạnh, trong đó, SJS để mất 31,7% do những vấn đề pháp lý liên quan tới dự án Nam An Khánh.
Cổ phiếu của các công ty có hoạt động sản xuất liên quan tới sức khỏe của khu vực bất động sản cũng chịu tác động lớn. Cổ phiếu HPG và cổ phiếu của Olympus Pacific cùng để mất 23% trong tháng.
Đáng chú ý, cổ phiếu của Vinamilk (VNM) tăng 8,7% nhờ kết quả kinh doanh và các yếu tố cơ bản đều tốt trong khi cổ phiếu FPT cũng tăng 1,3% nhờ động thái của khối ngoại.
Cơ cấu tài sản của VEIL tính đến 24/11 cho thấy VEIL đã tăng tỷ trọng cổ phiếu từ 68% lên 69%, tiền mặt giảm tỷ trọng so với kỳ báo cáo trước từ 3% xuống còn 2%. Trong đó, kỳ này quỹ tiếp tục không đầu tư vào mảng trái phiếu.
Quỹ Vietnam Growth Fund Limited - VGF
Quỹ VGF kết thúc tháng giảm 5,3% so với tháng trước. Tính đến ngày 24/11, NAV của VGF đạt 189,1 triệu USD, NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ đạt 14,48 USD. Tỷ lệ chiết khấu tính đến 29/9 là 13,3%.
Hàng loạt các dự án giảm giá bán khiến cổ phiếu bất động sản sụt mạnh trong tháng trong đó, cổ phiếu Sudico dẫn đầu giảm với 31,7%. Cổ phiếu của Ngân hàng Quân đội (MBB) mới lên sàn hồi đầu tháng 11 cũng bắt kịp với xu hướng giảm của toàn thị trường.
Quỹ Vietnam Debt Fund SPC - VDeF
Quỹ VDeF chuyên đầu tư trái phiếu được chia làm 2 quỹ nhỏ hơn là VDeF-A và VDeF-B.
Đến ngày 30/11, giá trị tài sản ròng của VDeF-A là 13,51 triệu USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 9% so với đầu năm.
Về quỹ VDeF-B, NAV của quỹ đạt 20,13 triệu USD, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 7,7% so với đầu năm.
Quỹ Vietnam Dragon Fund Limited - VPF
NAV của quỹ VPF tính đến 30/11 đạt 65,38 triệu USD, NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ đạt 0,732 USD, giảm 4,19% so với tháng trước. Tỷ lệ chiết khấu tính đến ngày 30/11 là 29%.
Theo DVT
Hàng chục nghìn nhà thầu thi công, tư vấn và kiểm nghiệm trên cả nước tới đây sẽ chịu sự thanh lọc, quản lý cả về số lượng lẫn năng lực. Đây là khâu then chốt trong quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Trái ngược với sự bình yên của thị trường ngoại hối suốt 40 ngày qua, Ngân hàng Nhà nước hôm nay đột nhiên có động thái tăng thêm 0,05% đối với tỷ giá VND/USD liên ngân hàng.
Hàng loạt trung tâm chăm sóc khách hàng đã được các DN bảo hiểm hàng đầu thị trường khai trương trong năm 2011. Và càng về cuối năm, không chỉ được quan tâm hơn về việc cung cấp dịch vụ, thủ tục bồi thường nhanh chóng, kịp thời…, "thượng đế" của các công ty bảo hiểm đang được chăm sóc bằng những cơn mưa khuyến mại.
Tên miền mang tên Viettel.com, trùng với tên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel - một trong những mạng viễn thông di động lớn nhất Việt Nam - đang được rao bán với giá 1,5 triệu USD.
Công nghiệp Việt Nam đang đi khập khiễng và phụ thuộc bên ngoài. Nếu không chú trọng vào công nghệ cao mà dựa mãi vào tài nguyên, nhân công rẻ, Việt Nam sẽ khó cạnh tranh.
Dữ liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, các chỉ tiêu về kim ngạch xuất, nhập khẩu trong năm nay đã chính thức cán đích, về trước kế hoạch khoảng một tháng.
Cạnh tranh giữa các dự án, cũng như sự ảnh hưởng từ làn sóng giảm giá đối với phân khúc căn hộ, cộng thêm sự “khôn ngoan” hơn của khách hàng khiến việc bán hàng đã thay đổi rất nhiều so với trước đây.
Năm 2011 chứng kiến nhiều công ty Mỹ đạt kết quả kinh doanh khả quan, bất chấp những biến động bất lợi trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp “bết bát” vì năng lực điều hành kém.
Ngày 13/12, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cho biết Trung Quốc vừa thông qua một khoản tín dụng trị giá 4 tỷ USD cho nước này, tập trung vào dự án xây dựng hai triệu nhà ở cho người dân trong 7 năm tới.
Giá vàng trong nước sáng nay (14/12) đã giảm trên 300.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua, trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng bất ngờ nâng thêm 10 đồng/USD sau 6 tuần liên tục không đổi.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, Tổ chức định hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s (Moody’s) vừa có những thông tin và đánh giá tích cực về phương án cổ phần hóa của ngân hàng này trong tuần san Triển vọng tín nhiệm toàn cầu.
Nhận lời mời của Tổng Kiểm toán và Kiểm soát New Zealand, Đoàn lãnh đạo cấp cao của Kiểm toán nhà nước Việt Nam do Tổng Kiểm toán nhà nước Đinh Tiến Dũng dẫn đầu đã đi thăm và làm việc tại Văn phòng Tổng Kiểm toán và Kiểm soát New Zealand từ ngày 10 đến 16/12/2011.
Liên quan đến đại lý vé máy bay tại A11 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế và 113B Quan Thánh (Hà Nội) do Phạm Diễm Hồng làm chủ, không chỉ có chị Nguyễn Mai H là nạn nhân, hiện nay số người tố cáo Phạm Diễm Hồng lừa đảo, chiếm dụng tiền vé máy bay đang ngày một dài hơn. Ước tính thiệt hại có thể tới hàng tỷ đồng.
Không ít công ty chứng khoán tự tiện sử dụng tiền trong tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, đến khi nhà đầu tư muốn rút tiền mặt thì phải dài cổ chờ do công ty mất thanh khoản.
Nhiều doanh nghiệp (DN) nhìn xu hướng mua bán, sáp nhập (M&A) được cho là đang bùng nổ ở Việt Nam với con mắt dè chừng, thay vì coi đây là cơ hội để kinh doanh.
Công ty Viễn thông Viettel đã thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt, dành cho khách hàng khi hòa mạng trọn bộ D-com 3G trả trước (bao gồm gói cước laptop Easy và PC Easy).
Thanh tra Chính phủ vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị làm rõ vụ hàng chục hộ dân ở tổ 14, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm phải sống trong cảnh "mỏi mòn" chờ sổ đỏ.