V-League: Đã qua thời cần "bình sữa"!?

Thứ ba, 01/05/2012, 07:50
Việc thành lập Quỹ bảo trợ bóng đá Việt Nam, các ông bầu VPF tin tưởng sẽ mang về lợi nhuận cực lớn cho các CLB. Chưa biết đề án trên sẽ mang lại bao nhiêu tỷ đồng, điều quan trọng nhất bóng đá VN sẽ thực sự lấy bóng đá nuôi bóng đá, đúng như quy luật cung - cầu bóng đá hiện đại.

Tin liên quan
>>
Gương mặt khác của VPF 
>>Các ông lớn của DN Việt chen chân vào VPF 
>>Bầu Đức tin VPF kiếm được 600 tỷ đồng/năm từ bản quyền truyền hình?


Đi ngược xu thế bóng đá hiện đại

Đến lúc này vẫn nhiều lãnh đạo VFF vẫn tự hào V-League là giải đấu đắt giá số 1 ĐNÁ. Mỹ danh số 1 khu vực thực sự chỉ là bề nổi của V-League còn nhiều bất cập trong khâu tổ chức, thi đấu đến chất lượng giải đấu.

Thay vì mang lại lợi nhuận ổn định, tạo ra những cầu thủ chất lượng phục vụ cho đội tuyển. Trái lại, sự giàu có trên chỉ nuôi sống bộ số bộ phận môi giới, cầu thủ. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc nhiều CLB thiếu quan tâm cho khâu đào tạo trẻ. Các ông chủ sẵn sàng tung tiền lũng đoạn chuyển nhượng để có ngôi sao mình cần, đúng kiểu xây nhà từ nóc.

Cách đầu tư kiểu ngắt ngọn như thế, V-League vô hình chung cổ xúy thứ bóng đá thiên về thành tích. Nhiều CLB sống theo kiểu từng mùa vụ, chưa có sự căn cơ cho nhiều năm sau.

Bề ngoài hào nhoáng, đắt giá là vậy, các CLB V-League vẫn chưa đủ nuôi sống mình. Như CLB Hoàng Anh GL mỗi năm được Công ty mẹ Tập đoàn HAGL duyệt chi 40 tỷ đồng. Ngoài ra, "Gỗ" phải chạy vạy tiền tài trợ, quảng cáo, bảng quảng cáo... để thu thêm 10 tỷ đồng.


VPF chung tay cho ra đời Hội bảo trở bóng đá VN
 

Cần nói rõ Hoàng Anh GL đội bóng thuộc diện nhạy trong làm ăn cũng chỉ lo 1/5 tiền hoạt động cho CLB. Còn những CLB không đủ năng lực kiếm tiền như bộ phận marketing HAGL, họ phụ thuộc hoàn toàn "bầu sữa" từ nhà tài trợ hay các ông bầu bóng đá.

Giả thử, có ông bầu hết vốn, chán bóng đá, ngay lập tức CLB giải thể hay bán tên cho đối tác cũng thường xuyên xảy ra. Hiện tượng này cũng xuất hiện không ít và trường hợp gần nhất Tập đoàn Hòa Phát vào cuối năm 2011.

Nghịch lý bóng đá Việt Nam đang phát triển ngược xu thế bóng đá thế giới. Cách thức hoạt động CLB lúc này một chàng trai đã lớn vẫn phải bú bằng bình sữa, thay vì tự dùng sức lực của mình để kiếm sống.

Đó là điều đáng lo khiến V-League phát triển mất cân đối, thay vì làm khi sự giàu có trong giới cầu thủ lúc này chưa mang lại tín hiệu tích cực trong bóng đá. Một phần trách nhiệm từ cấp quản lý VFF lẫn việc các ông bầu có máu mặt thiếu chung tay để hoạch định lại con đường chuyên nghiệp hóa bóng đá VN.


Đến lúc V-League phải sinh lợi

Sự ra đời Liên minh các ông bầu hay còn gọi VPF mang lại những hơi thở gấp gáp hơn cho bóng đá VN thời "hậu" VFF. Theo cách hiểu gần nhất, các ông bầu đã chung tay nhìn về một hướng, xác định những tôn chỉ thay đổi nền bóng đá Việt Nam.

Việc đứng ra tự tổ chức giải đấu, xây dựng một lộ trình mới theo hướng dân chủ hóa V-League, mang lại sự minh bạch, trung thực đến với các trận đấu V-League. Điều dư luận lẫn người hâm mộ mong mỏi hơn, VPF sẽ mang chất xám để nâng tầm V-League thực sự có danh tiếng số 1 ĐNA, về cả nghĩa đen và nghĩa nghĩa bóng.

Sau những màn "đấu súng" căng thẳng, AVG đã trao lại bản quyền truyền hình cho bóng đá VN. Nhiều người chưa thực sự tin tưởng có số hàng trăm tỷ đồng mà VPF sẽ mang về từ thương quyền truyền hình.

Song tất cả thừa nhận kể từ khi VPF ra đời giá trị bản quyền các trận đấu V-League thực sự tăng lên những có số ấn tượng, cao hơn hẳn những năm trước. Đó cũng là cột mốc mới để khẳng định cuối cùng bản quyền V-League cũng có giá và bắt đầu thu lại lợi nhuận cho BTC giải và sau đó là các CLB.

Chưa dừng lại, Hội đồng bảo trợ bóng đá VN như là một sản phẩm mới từ bầu Kiên, bầu Đức, bầu Thắng... Nhìn vào những 10 cái tên đứng trong danh sách: HAGL, Ngân hàng ACB, Sacombank, BIDV, Vinamilk, Đạm Phú Mỹ... cùng 2 nhà đài VTV, VTC tạo nên mối quan hệ tương hỗ có lợi từ nhà đài với nhà tài trợ.

Nhìn số tiền bảo trợ từ 10 tập đoàn từ 50 tỷ (2012) lên 100 tỷ (2013), đủ thấy VPF đã biến V-League trở thành món hàng thu lợi thực sự. Ngay việc nhà đài nhường 20 phút thay vì 15 phút nghỉ giữa hiệp để giới thiệu 10 nhà bảo trợ bóng đá VN. Tất cả đã thấy VPF đang mang lại con đường mới, công thức mới thu về lợi nhuận cho bóng đá VN.

Đó là tín hiệu vui để các CLB V-League có thể bỏ "bình sữa" khỏi miệng và tự kiếm sống cho bản thân mình. Khi đã có thể tự lấy bóng đá nuôi bóng đá, V-League sẽ đi đúng lộ trình như các nền bóng đá hiện đại khác.


Theo VnMedia

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích