Khi Brazil chuẩn bị Thế vận hội 2016 và World cup 2014

Thứ sáu, 25/05/2012, 14:19
Brazil đang lên hương, không ai dám phủ nhận. Tham gia câu lạc bộ cường quốc, nền kinh tế thứ 6 thế giới, lãnh tụ Mỹ Latinh, lại còn đứng ra tổ chức hai sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh: World Cup 2014 và Olympic 2016 tại Rio de Janeiro. Đổi lạ,i Brazil hứa hẹn sẽ thay đổi gia tốc. Nhưng với cái giá thế nào?


>> Tước quyền đăng cai World Cup vì tiến độ ‘rùa bò’
>> Từ chỉ tiêu dự World Cup của Việt Nam: "Cả Đông Nam Á mơ World Cup"
>> FIFA sẽ thu 1,200 triệu USD từ World Cup 2014 


Những con số khiến người ta phải thèm thuồng, dù tăng trưởng năm 2011 chỉ có 2,5% PIB, thấp hơn dự kiến: 11 tỉ euro dành cho World Cup và 14 tỉ cho Olympic, 330.000 việc làm ổn định và 380.000 việc làm thời vụ, với khoảng 3 triệu du khách kéo đến.

Rõ ràng ai cũng thèm cái bánh ngọt này: “Họ sẽ nhét tiền đầy túi, không cần phải xấu hổ” ngôi sao bóng đá Romario Da Souza, nay là đại biểu quốc hội, tiên đoán - “Tôi đã từng đến 12 thành phố trên thế giới và nhìn thấy nhiều sân vận động bỏ dở dang vì phải dành ưu tiên cho các công trình khẩn cấp và đáp ứng yêu cầu của tình thế. Tôi không dám tưởng tượng chúng ta sẽ phải phí phạm đến bao nhiêu tài sản”.


 

Quả vậy, tất cả đều lo sợ những con voi trắng sẽ quay lại. Đó là các công trình xây dựng khổng lồ trong dịp Đại hội Thể thao Liên Mỹ 2007 tại Rio, đã trở nên lỗi thời sau khi lễ hội qua đi. Romario và Brazil có đủ lý do để lo lắng. Sự dễ dãi dành cho các nhà thầu từ năm 2011 đã mở cửa cho nạn tham nhũng tràn lan.

Nhiều bộ trưởng đã phải từ chức vì liên can đến các hợp đồng mờ ám: Mario Negromonte, phụ trách tổng thể các thành phố tham gia tổ chức World Cup từ chức tháng 2-2012: Pedro Novais, Bộ trưởng Du lịch từ chức tháng 9-2011; Orlanda Silva, Bộ trưởng Thể thao, từ chức tháng 10-2011. Ngay cả Ricardo Teixera, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) suốt 23 năm và Ủy ban tổ chức Worldcup 2014 (COL) cũng phải từ chức vì ăn hối lộ.

Dự án luật cho World Cup 2014, được Quốc hội thông qua ngày 9-5, đang chờ tổng thống phê duyệt, mà Fifa đưa ra để làm khung pháp lý kinh tế lại mâu thuẫn với luật pháp Brazil! Chẳng hạn: bán rượu tại các sân vận động bị cấm, cấm thu vé sinh viên, người tàn tật, thu nhập thấp và về hưu, loại bỏ “luật Pélé” chia 5% tác quyền truyền hình cho các hiệp hội thể thao... Lúc giao thầu, ánh sáng toàn cầu của Brazil đụng phải nhiều vật cản.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rõ: Hoa Kỳ không muốn tham gia Olympic theo kiểu chầu rìa. Chúng tôi muốn các công ty Bắc Mỹ có vai trò tích cực như xây dựng đường sá, cầu cống và sân vận động. Chúng tôi sẵn sàng giúp Brazil vượt qua những thách thức này”.

Tại Brazil, các khu ổ chuột làm hại hình ảnh đất nước. Gần 170.000 người phải di dời khỏi các khu hạ tầng cơ sở dành cho World Cup. Nhà xã hội học Claudio Souza Alves thuộc Trường đại học Rio De Janeiro, quả quyết: Đừng quên các đơn vị Cảnh sát hòa bình (UPP) triển khai ở các khu ổ chuột nhằm trục xuất bọn buôn lậu ma túy, là trọng tâm của chính sách an ninh. Nhưng họ không có đủ quân nên chỉ có mặt tại 67 trong số 1.000 khu ổ chuột của thành phố Rio, nơi có các nhà đầu tư.

An ninh là lý do để tạo ra lợi nhuận béo bở tại các nơi mà nỗi lo sợ viên đạn lạc sẽ làm cho nhà đầu tư tháo chạy. Theo José Conde, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Rio, giá đất tại Sao Conrado ở phía nam thành phố gia tăng gấp đôi nhờ có cảnh sát hiện diện. Trong lúc tại Tijuaca ở phía bắc giá chỉ bằng 70%.

Mặt khác, các chiến dịch bảo vệ an ninh còn làm phát sinh kiểu du lịch “khác người” là đi rong chơi trong những khu ổ chuột bùng phát. Chừng nào các công ty du lịch quốc tế khổng lồ sẽ nhảy vào thị trường kỳ cục này ? Chắc chắn sẽ có ngày Brazil nhắm mắt làm chi nhánh cho họ để kiếm ăn.
 

Theo DSCT

Các tin cũ hơn