|
Hiện lượng trái thanh long tồn kho tại 2 tỉnh Long An và Tiền Giang đã hơn 3000 tấn và con số này sẽ gia tăng nhanh chóng do mùa thu hoạch vụ nghịch chỉ mới bắt đầu. |
Ngày 3.2, ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An, cho biết cơ quan vừa trình UBND tỉnh kế hoạch “giải cứu” khoảng 2000 tấn thanh long và các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế nông nghiệp nói chung do chủng virut Corona (nCoV) đang gây “chết lây” đối với mặt hàng khó giữ được lâu này.
Hàng ngàn hộ gia đình có kinh tế chính dựa vào vườn thanh long ở Tân Trụ, Châu Thành (Long An), Chợ Gạo, Châu Thành (Tiền Giang),...đang như ngồi trên đống lửa vì thanh long nghịch vụ đã chín tới mà không bán được. |
Nguyên nhân nông sản “chết lây” được Sở này xác định do virut Corona đang bùng phát ở nhiều tỉnh Trung Quốc nên nước này đã thông báo lùi thời gian mở cửa các chợ và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc tại các tỉnh phía Bắc; Người dân Trung Quốc ngại dịch nên ít ra đường, giảm tiêu dùng nên lượng thanh long đã xuất khẩu tiêu thụ rất chậm; Một số lượng lớn thương lái Trung Quốc đã không nhận hàng từ phía các chủ vựa, các cơ sở thu mua đã làm tồn đọng gần 2000 tấn trái và con số này sẽ gia tăng nhanh chóng; Một số cơ sở thu mua, chế biến thanh long trên địa bàn tỉnh từ lâu không ký hợp đồng làm ăn với phía Trung Quốc hiện đầu ra cũng không ổn định,…
Hơn 10.000ha sầu riêng ở Bến Tre, Tiền Giang đang thu hoạch vụ nghịch nhưng chỉ có loại sầu riêng RI6 là tiêu thụ được từ thị trường nội địa, trong khi loại có diện tích lớn nhất là Mõn-thong (Thái) thì chỉ có cách doanh nghiệp cấp đông là mua nhỏ giọt với giá khoảng 30.000 đồng/kg. |
Sở NN&PTNT Long An đề nghị UBND tỉnh có chỉ đạo cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất để tạo điều kiện cho các cơ sở thu mua, chế biến có thêm điều kiện thu mua tạm trữ thanh long. Đồng thời, UBND tỉnh có ý kiến đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương cung cấp thông tin kịp thời, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu trái thanh long tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, đàm phán với phía Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu.
|
Chôm chôm nghịch vụ tại vườn ở 2 huyện Chợ Lách và Châu Thành (Bến Tre) đã rớt giá thê thãm từ 30.000 đồng/kg sau Tết chỉ còn 7.000 - 10.000 đồng/kg tùy chủng loại. |
Các cơ sở thu mua, doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến đang giao kết hợp đồng kinh tế bằng điện thoại với đối tác phía Trung Quốc phải chuyển sang hợp đồng trực tiếp bằng văn bản, ký kết cụ thể, rõ ràng để giảm thiếu rủi ro trước khi xuất kho. Riêng những cơ sở thu mua, doanh nghiệp có kho lạnh cần tăng cường mua trữ, cũng như tăng cường kết nối với các cơ sở thu mua thanh long có kho trữ tại tỉnh Bình Thuận, các Chợ Nông sản đầu mối, hệ thống chợ bán lẻ,…tại TP.HCM để tăng cường tiêu thụ nội địa nhằm chia sẻ khó khăn với người nông dân trong tình cảnh hiện nay.
Tại Tiền Giang, ông Đoàn Văn Phương, Giám đốc Sở Công thương Tiền Giang, cho biết địa phương đã hoàn tất các thủ tục trình hồ sơ lên UBND tỉnh xem xét, phê duyệt các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực trái cây. Hiện, thị trường tiêu thụ trái cây đang bị ảnh hưởng bởi chủng vi-rut nCoV đang hoành hành thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Dừa tươi ở các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh tiêu thụ chính tại thị trường nội địa nhưng mấy ngày qua cánh thương lái, doanh nghiệp thu mua,...cũng "làm mình làm mấy" để đẩy giá giảm gần 30.000 đồng/kg, hiện chỉ còn khoảng 50.000 đồng/chục (1.trái). |
Hiện, Sở Công thương đang phối hợp với Sở NN&PTNT Tiền Giang, chính quyền các địa phương vận động những doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tập thể tăng cường thu mua, cấp đông đối với trái cây đã và đang phải thu hoạch.
“Thời điểm này bắt đầu thu hoạch sầu riêng và thanh long nghịch vụ, lượng sản phẩm là rất lớn. Nhưng, do ảnh hưởng bởi tình hình chủng vi-rút Corona nên hầu hết các hợp đồng mua bán đều khó có thể thực hiện được. Tuy sức chứa không lớn những nếu doanh nghiệp, tổ chức chức kinh tế tập thể nào tham gia thu mua với giá cả hợp lý để trữ đông thì sẽ được tỉnh quan tâm, hỗ trợ. Ngoài ra, Sở Công thương cũng đang khẩn trương phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến trái cây để ổn định tình hình ế ẩm cho bà con nông dân.”, ông Phương cho biết.
Khóm (dứa) Tân Phước (Tiền Giang) cũng bị các thương lái mua giám giá khoảng 2.000 đồng/kg từ giá hơn 5.000 đồng/kg thời điểm sau Tết. ẢNH: BẮC BÌNH
|
Theo thông kế của 2 tỉnh Long An, Tiền Giang, hiện tổng sức kho lạnh cấp nông cho thanh long, sầu riêng chỉ khoảng 10.000 tấn. Tuy vậy, số trái cây tồn kho tại các vựa đã xấp xỉ con số này, trong khi đó, vụ thu hoạch vụ nghịch trái cây tại 2 tỉnh này chỉ mới bắt đầu trong vài này qua và do tính cấp bách đặc thù của trái cây đã chín nên không thể hoãn thời điểm thu hoạch.
Tôm biển tại các tỉnh miền Tây cũng không thoát khỏi tình trạng bị vạ lây. Vài ngày qua nông dân chỉ bán được khoảng 80.000 - 85.000 đồng/kg (giảm từ 7.000 - 10.000 đồng/kg so với tuần trước) loại tôm thẻ chân trắng khoảng 100 con/kg. |