Bằng sáng chế của Google giải quyết vấn đề độ bền màn hình gập lại

Thứ hai, 17/12/2018, 11:10
Sau nhiều nghiên cứu khoa học, Google đã phát triển các giải pháp sáng tạo để chống lại những vấn đề phức tạp về cơ học trong màn hình có thể gập lại.

Google muốn đảm bảo tăng độ bền cho các màn hình gập lại

Theo Neowin, đăng ký với World Intellectual Property Organization (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), bằng sáng chế của Google được mô tả “Thiết bị điện toán có thể gập lại” như là một thuật ngữ cho các thiết bị có thể uốn cong, dẻo, có thể thu vào hoặc gập lại thay vì chỉ đơn giản là một smartphone. Bằng sáng chế có thể cho phép Google nhận tiền bản quyền từ các nhà sản xuất và bán các thiết bị điện tử nhằm củng cố độ bền của các thiết bị nói trên bằng cách sử dụng một hoặc nhiều phương pháp được chỉ định.

Ở góc độ kỹ thuật, thách thức lớn nhất trong việc sản xuất smartphone có màn hình gập lại là đảm bảo rằng mạch bên trong và các thành phần của màn hình có thể chịu được áp lực cũng như quá trình uốn cong thường xuyên. Các vật liệu thông thường không thể chịu đựng được các lực này tại một thời điểm, dẫn đến suy yếu lâu dài và không sử dụng được. Bằng sáng chế của Google đề xuất ba giải pháp khác nhau và tập trung vào các cách để cải thiện độ bền.

Đầu tiên là thiết lập giới hạn về mức độ uốn cong của thiết bị, bằng cách kết hợp sử dụng các sợi co giãn thấp để giúp ngăn ngừa thiệt hại vĩnh viễn do gập lặp đi lặp lại. Thứ hai là tăng cường độ bền liên quan đến việc sử dụng Nitinol, một hợp kim bộ nhớ hình dạng linh hoạt sở hữu đặc tính duy nhất là trở lại cấu trúc ban đầu sau khi bị uốn cong.

Cuối cùng, ý tưởng của Microsoft là sử dụng các chất đàn hồi như bọt hoặc keo đặc có khả năng dày lên khi uốn cong và chịu được áp lực do quá trình nén. Hơn nữa, các chất này có thể được tăng cường bởi các hạt chứa điện, có thể đáp ứng với các đầu vào điện. Điều này có thể tạo ra một thiết bị linh hoạt được lập trình để tự gập và mở ra, hoặc giả định một số hình dạng nhất định mà không cần người dùng sử dụng bất kỳ lực nào.
Một thiết bị linh hoạt có khả năng tự thay đổi hình dạng chắc chắn là mục tiêu mà Google hướng đến, bởi nó mở ra rất nhiều khả năng. Vấn đề là chưa rõ Google sẽ thực sự làm gì với bằng sáng chế này và liệu họ có đưa nó đến với thế giới thực hay không.
Theo Thanh Niên

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích