Không lối thoát: Thủ tướng Anh cầu xin Scotland "đừng ly khai"

Thứ tư, 17/09/2014, 07:41
"Nếu các bạn không thích tôi, tôi sẽ không ở lại", đó là phát biểu của Thủ tướng Anh Cameron tại Aberdeen (Scotland) trong nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn cản Scotland ly khai.

Thủ tướng Cameron phải cầu xin người dân Scotland "đừng rời bỏ đất nước".

Tờ Telegraph ngày 16/9 đưa tin cho hay, Thủ tướng Anh David Cameron đã cầu xin người dân Scotland không rời bỏ Vương quốc Anh và nói rằng ông sẽ không ở lại thêm nữa.

Thủ tướng Anh David Cameron trong một cuộc gặp với Thủ hiến Scotland Alex Salmond (trái) hồi năm 2010.

Thủ tướng Anh David Cameron trong một cuộc gặp với Thủ hiến Scotland Alex Salmond (trái) hồi năm 2010.

Trong lời kêu gọi cuối cùng trước cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra thứ 5 này, ông Cameron cảnh báo những người tham gia bầu cử ở thành phố Aberdeen rằng tách Scotland khỏi Vương quốc Anh sẽ là  "một cuộc ly hôn đau đớn".

Theo Telegraph, Thủ tướng Anh đã gần như khóc khi nói rằng cuộc vận động ly khai của Alex Salmond đã vẽ ra một bức tranh quá đẹp để trở thành sự thật  về đất nước Scotland độc lập.

Nếu Scotland ly khai thành công thì đó sẽ là cuộ ly hôn đau đớn, theo lời Thủ tướng Anh Cameron. Ảnh: Financial Times.

Nếu Scotland ly khai thành công thì đó sẽ là "cuộc ly hôn đau đớn", theo lời Thủ tướng Anh Cameron. Ảnh: Financial Times.

Ông Cameron phát biểu, thực tế “đau đớn” sẽ xảy ra là biên giới sẽ bị quản lý nghiêm ngặt hơn và người dân sẽ phải mang hộ chiếu mỗi lần đi thăm bạn bè hay người thân.

Ông cũng “xoa dịu” những người Scotland không thích ông và chính phủ của ông khi nói rằng mình sẽ không làm Thủ tướng Anh mãi mãi.

“Đừng suy nghĩ! Ngay lúc này tôi đã thất vọng với chính trị, vì vậy tôi sẽ ra đi và không bao giờ trở lại”, Thủ tướng Cameron phát biểu trước các nhà hoạt động Bảo thủ. “Nếu các vị không thích tôi, tôi sẽ không ở lại. Nếu các vị không thích chính phủ này, nó cũng sẽ không tồn tại mãi. Nhưng nếu các vị  rời khỏi Vương quốc Anh – điều đó sẽ là mãi mãi”.

Hình ảnh lá cờ Scotland trên cờ Vương quốc Anh được thay bằng cờ của Xứ Wales nếu Scotland tách khỏi Vương quốc Anh.

Hình ảnh minh họa lá cờ Scotland trên cờ Vương quốc Anh được thay bằng cờ của Xứ Wales nếu Scotland tách khỏi Vương quốc Anh.

Hôm 15/9, Nhà Trắng đã nhắc lại lời Tổng thống Barack Obama kêu gọi Scotland không ly khai khỏi Vương quốc Anh. Người phát ngôn của ông Obama nói Tổng thống Mỹ hy vọng Vương quốc Anh sẽ  “mạnh mẽ, thống nhất và trở thành đồng minh tin cậy”.

Trong những tuần gần đây, Thủ tướng David Cameron phải đối diện với những lời buộc tội rằng ông đã thất bại trong việc xây dựng liên kết tình cảm trong Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, trong nỗ lực cuối cùng nhằm thuyết phục người dân Scotland về hậu quả của bầu cử Yes - ủng hộ Scotland độc lập, ông Cameron nói: “Đối với người dân Scotland, hành động ly khai đồng nghĩa với việc bạn đã vất vả xây dựng một ngôi nhà đẹp đẽ, sau đó bước ra ngoài và ném chìa khóa đi”.

Tấm poster của Chiến dịch ủng hộ Scotland độc lập: David Cameron sẽ phải từ chức. Ảnh: Yes Scotland (Flickr).

Tấm poster của Chiến dịch ủng hộ Scotland độc lập: "David Cameron sẽ phải từ chức". Ảnh: Yes Scotland (Flickr).

Thủ tướng Anh cũng thống thiết kêu gọi Scotland không để mất niềm tin vào Vương quốc Anh. Ông “dỗ dành” rằng người dân nước này sẽ trông thấy “những thay đổi cụ thể” với quyền hạn lớn hơn dành cho Scotland.

David Cameron chỉ ra, Scotland không thể đạt được sự thay đổi bằng cách xé nát đất nước, phá hoại nền kinh tế và làm suy yếu vị thế của mình trên thế giới.

Phản pháo lại lời khẳng định của Thủ hiến Scotland Alex Salmond về một “viễn cảnh tươi sáng”, ông Cameron nói rằng độc lập của Scotland đồng nghĩa với sự chia tách con người và đóng sập cánh cửa đối với người thân của bạn.

Trong khi đó, cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown phát biểu rằng, bầu No – ủng hộ Scotland ở lại Vương quốc Anh – sẽ đưa tới 3 sự đảm bảo về Hiến pháp giúp tạo dựng Quốc hội Scotland mạnh mẽ hơn. Ông khẳng định những người bầu cử mong muốn những thay đổi có thể liên kết đất nước, và triển vọng về những sức mạnh mới đưa người dân Scotland xích lại gần nhau.

Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown.

Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown.

Đáp trả lại nỗ lực từ các nhà lãnh đạo Anh, Blair Jenkins – Chủ tịch Chiến dịch Yes Scotland – cho rằng những bài phát biểu của Thủ tướng Cameron vẫn chỉ là lời kêu gọi sáo rỗng và hứa suông, hoàn toàn không như những gì người dân Scotland mong chờ từ Chiến dịch No.

Nhà cầm quyền Anh đã thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm níu kéo Scotland ở lại với Vương quốc Anh. Số phận của “cuộc hôn nhân” hơn 300 năm này sẽ được định đoạt vào thứ 5 tới, ngày 18/9.

Theo Đại Lộ

Các tin cũ hơn