|
Chưa một lần vươn khơi, bám biển, nhưng con tàu đóng theo Nghị định 67 ở tỉnh Quảng Nam liên tục vướng vào các vụ kiện |
Nhiều tàu cá ở Quảng Nam đóng theo Nghị định 67 ra khơi đều đặn, mang lại thu nhập cho ngư dân, từ đó bà con có tiền trả nợ vay |
Trong kháng nghị của mình, Viện KSND cấp cao tại TP.Đà Nẵng cho rằng mặc dù trong hợp đồng các bên thống nhất giải quyết những vấn đề tranh chấp tại TAND TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), nhưng theo luật định thì TAND TP.Tam Kỳ thụ lý giải quyết tranh chấp trên là không đúng thẩm quyền.
Ngoài ra, cũng theo Viện KSND cấp cao tại TP.Đà Nẵng, tại bản án sơ thẩm ngày 30.8.2017, TAND TP.Tam Kỳ (dựa vào chứng thư giám định của Vinacontrol) tuyên buộc Công ty Bảo Duy bồi thường cho ông Trần Văn Liên 2,8 tỉ đồng.
Tuy nhiên, tại bản án phúc thẩm ngày 30.1.2018, TAND tỉnh Quảng Nam (dựa trên kết luận giám định của Công ty cổ phần giám định Thái Dương - SICO) tuyên buộc Công ty Liên Á trả cho ông Liên hơn 1,5 tỉ đồng, điều này là chưa đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Viện KSND cấp cao tại TP.Đà Nẵng nhận định: “Trong trường hợp này, dù có cơ sở khẳng định máy hỏng do lỗi chế tạo, thì Công ty Bảo Duy (nếu tự vận hành) và ông Trần Văn Liên (nếu đồng ý cho vận hành) cũng có một phần lỗi”.
Cũng theo Viện KSND cấp cao tại TP.Đà Nẵng, bản án sơ thẩm buộc Công ty Bảo Duy chịu toàn bộ thiệt hại cũng không có cơ sở vì chưa làm rõ nguyên nhân hỏng máy, chưa làm rõ việc Công ty Bảo Duy cho tàu chạy có được sự đồng ý của ông Trần Văn Liên hay không.
Ngoài việc vướng vào vụ kiện “chưa có hồi kết” sau 2 năm đeo đuổi vụ kiện mà mình là nguyên đơn, ông Trần Văn Liên còn bị Chi nhánh BIDV Quảng Nam kiện ra TAND TP.Tam Kỳ đòi hơn 7,6 tỉ đồng tiền cho vay đóng tàu vỏ thép QNa 94678 TS; Và chính ông Liên cũng đang đối mặt với vụ án mới từ Công ty Bảo Duy khởi kiện ra TAND huyện Thăng Bình, yêu cầu thanh toán tổng số tiền đóng tàu lên đến 11,4 tỉ đồng.
Theo Thanh Niên