|
Hầm Thủ Thiêm thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm |
Dự báo chỉ bằng 1/10 nhu cầu
Chính thức thông xe vào cuối năm 2011, hầm Thủ Thiêm (đường hầm sông Sài Gòn) góp phần lớn trong việc tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh ở phía đông TP.HCM, giúp giải tỏa áp lực cho cầu Sài Gòn, giảm ùn tắc giao thông ở trung tâm, tạo động lực phát triển khu vực Thủ Thiêm.
"Thiết kế hay xây dựng có sai sót thường có thể sửa chữa được ngay, trong khi quy hoạch sai thì việc sửa sai là rất tốn kém, thậm chí phải phá bỏ làm lại. Việc bỏ hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng để đền bù giải phóng mặt bằng cho việc mở rộng một số tuyến đường hiện nay là minh chứng rõ ràng". TS Nguyễn Quốc Hiển, Trường ĐH GTVT TP.HCM |
Thế nhưng, khoảng 2 năm trở lại đây, đoạn đường hầm này thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Dòng xe nối đuôi nhau kéo dài từ phía đường Võ Văn Kiệt (Q.1) sang tới đường Mai Chí Thọ hướng về phía Q.9, Thủ Đức.
Theo quy hoạch, dự kiến mỗi ngày hầm sẽ có 40.000 lượt ôtô và 10.000 lượt xe máy tham gia lưu thông. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất của Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn, ngay khi vừa mới đi vào hoạt được được khoảng 1 năm, lượng xe hai bánh lưu thông qua hầm này đã gấp 12 lần so với dự báo - tức 120.000 lượt xe/ngày. Đến năm 2016, con số này tăng lên là 220.000, năm 2018 là 300.000, năm 2019 tăng lên mức 320.000, gấp gần 3 lần so với năm 2012 và gấp 32 lần so với dự kiến.
TP.HCM có nhiều điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng. |
Số lượng xe ô tô lưu thông trong một ngày qua hầm Thủ Thiêm cũng tăng “chóng mặt” từ 14.551 lượt xe/ngày vào năm 2012 lên hơn 26.000 năm 2015. Và 3 năm sau tăng gần gấp đôi, lên 50.000 rồi cán mốc hơn 51.000 vào năm 2019. |