Phát hiện ngôn ngữ bị quên lãng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ nhật, 13/05/2012, 11:43
Các nhà khảo cổ học đang làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã tìm thấy bằng chứng của một ngôn ngữ bị quên lãng có từ cách đây hơn 2.500 năm, thời Đế quốc Assyria. 

>> TP.HCM: Bé gái khiến đồ đạc phát cháy? 
>> Kiếm lời từ bán gạch... nhà Bin La-đen 

Theo hãng tin UPI, các chuyên gia thuộc Đại học Cambridge (Anh) làm việc tại khu vực được cho là thành phố cổ Tushan cho biết: ngôn ngữ trên có thể là của những người bị lưu đày khỏi dãy núi Zagros trên biên giới giữa Iran và Iraq ngày nay.
 

Theo một chính sách được thực thi rộng rãi trên toàn Đế quốc Assyria, những người nói trên bị buộc rời khỏi quê hương và định cư ở nơi hiện là miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.


Tấm đá chứa ngôn ngữ lạ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
 

Chuyên gia nghiên cứu John MacGinnis cho biết: “Đó là biện pháp vốn đã giúp người Assyria củng cố quyền lực bằng cách phá vỡ sự kiểm soát của lực lượng cai trị ở những khu vực mới bị xâm chiếm. Nếu người dân bị đày đến một địa điểm mới, họ sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào chính quyền Assyria để tồn tại”.

Bằng chứng cho ngôn ngữ mà họ sử dụng là một tấm đá bằng đất sét, vốn “sống sót” qua vụ hỏa hoạn thiêu rụi một cung điện ở Tushan. Trên tấm đá đó khắc những chữ tượng hình, liệt kê tên của các phụ nữ có liên quan đến cung điện và chính quyền Assyria sở tại.

 
Ông MacGinnis nhấn mạnh, “Tổng cộng có khoảng 60 tên được bảo quản. Một hoặc hai tên thực sự là ngôn ngữ Assyria và vài tên khác thuộc các ngôn ngữ của thời đó, chẳng hạn như Luwian hoặc Hurrian, nhưng phần lớn những tên còn lại thuộc về một ngôn ngữ chưa được biết đến”.

“Chúng ta biết được từ những bản văn hiện hữu rằng, người Assyria đã xâm chiếm khu vực miền Tây Iran. Nay chúng ta biết rằng, có sự tồn tại một ngôn ngữ khác (có lẽ cũng xuất phát từ khu vực trên) đang chờ được khám phá”. 

Theo World-archaeology

Các tin cũ hơn