Chuyện cái thùng phuy ở Singapore

Thứ hai, 14/05/2012, 12:10
Nhiều lần đến Singapore, tôi chú ý quan sát thấy ở mỗi tòa nhà chung cư đều có 2-3 chiếc thùng phuy sơn màu đỏ ngay hàng thẳng lối. Những chiếc thùng phuy này được gia công các lỗ thông gió, có chân cao, có cửa xả... để các hộ dân khi có nhu cầu đốt giấy vàng mã thì thực hiện tại đây.


>> Môi trường ô nhiễm đang đầu độc con người

>> "Nàng" chó có ý thức bảo vệ môi trường
>> TP HCM: Tháng sử dụng túi thân thiện môi trường
>> Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường


 


"Mây" bay khắp phố phường Việt Nam, ai cũng thành Ninja. Biếm họa, nguồn internet
 

Ở một đất nước có hơn 70% dân số là người Hoa với truyền thống, phong tục đốt vàng mã nhiều mỗi dịp tết, giỗ, đám tang... cùng với tuyên truyền hạn chế, xử phạt vi phạm, việc bố trí thống nhất những nơi đốt vàng mã như vậy tỏ ra rất hiệu quả, hạn chế đáng kể việc gây ô nhiễm môi trường.

Hay như vấn đề quản lý ô nhiễm môi trường về tiếng ồn, bụi trong quá trình thi công, sửa chữa các công trình xây dựng dân dụng như căn hộ chung cư chẳng hạn, ngoài yêu cầu phải xin phép, chính quyền Singapore quy định rất rõ rằng những việc đó không được thực hiện quá 5 giờ chiều hằng ngày và trong hai ngày cuối tuần nhằm đảm bảo quyền được yên tĩnh nghỉ ngơi của người dân.

Tương tự như vậy, không chỉ tuyên truyền chung chung về phân loại rác thải, tận dụng những loại rác có thể tái chế, sử dụng lại, chính quyền Singapore còn có chính sách rất thiết thực là phát không thu tiền một loại bao bì đặc thù cho các hộ dân để chứa riêng các loại rác này. Những bao nilong màu vàng đặc trưng này được các Hội đồng đô thị (tương đương quận ở VN) tổ chức đưa đến tận mỗi hộ dân hằng tháng.

Bên cạnh đó, để bảo đảm môi trường luôn sạch sẽ, mọi vị trí công cộng trong khu chung cư từ hành lang các tầng cho đến đường đi lối lại, bãi đậu xe, nơi tập thể thao... đều được quét dọn sạch sẽ hằng ngày. Bởi vậy, đất nước nhỏ bé này hiện có tới hơn 2.000 công ty chuyên cung cấp dịch vụ quét dọn và vệ sinh với khoảng 70.000 nhân công.

Kinh phí đảm bảo vệ sinh môi trường ngoài chi từ ngân sách còn do dân cư có nghĩa vụ đóng góp. Nhưng “bí quyết” ở đây là chính quyền phải đứng ra chăm lo, tổ chức nên tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc”.
 

Theo Tuoitre

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích