Sự lây lan của K-Pop ra toàn thế giới bắt nguồn từ đâu?

Thứ sáu, 17/08/2012, 16:18
Nguồn gốc chủ yếu góp phần đẩy mạnh sự lan tỏa của KPop trên khắp thế giới không gì khác chính là từ phía người hâm mộ.  

Ngày nay K-Pop đã trở nên phổ biến, có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ. Trong đó, mạng xã hội đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của K-Pop. Những website mở như YouTube, Twitter và các trang mạng khác giúp K-Pop dễ dàng tiếp cận với khán giả trên toàn thế giới.

Nội dung trên các website này đều do những người dùng thông thường và người hâm mộ đăng tải. Họ là những người đã giúp K-Pop lan truyền một cách chóng mặt và hữu hiệu hơn bất cứ phương thức quảng bá nào.

 
 

Một website về K-Pop

Làn sóng Hallyu thực sự đã trở thành một hiện tượng, nhưng đến tận bây giờ, người ta không tìm ra được nguyên nhân thật sự đã thúc đẩy sự lây lan của văn hóa Hàn Quốc.

Trung tâm nghiên cứu dữ liệu mạng tại đại học Youngnam đã tiến hành điều tra với mạng xã hội Twitter trên cơ sở các dòng ghi chú được tải lên từ tháng 11 và đưa ra nhận định về những đối tượng có thể tác động đến việc quảng bá K-Pop. Điều tra được tiến hành trên dữ liệu từ châu Mỹ, châu Á đến châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới.

Kết quả khảo sát cho thấy, ở mỗi châu lục đều có một hoặc một nhóm người có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng fan. Phần lớn trong số họ khời đầu là "fan cuồng" của làn sóng Hallyu, vì quá yêu thích nên thường xuyên tập hợp thông tin về K-Pop và cuối cùng trở thành một kho dữ liệu và trung tâm tin tức được nhiều người biết đến.
 

Các tài khoản Twiiter nổi tiếng chuyên cập nhật K-Pop

Ở Nhật Bản, có một người dùng tên gọi ‘kpop_luv’, là người có tiếng nói trong các vấn đề về K-Pop. Theo thông tin trên Twitter, cô hiện là học sinh trung học ở Fukuoka, độ tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi làn sóng Hallyu tại Nhật. Cô đặc biệt rất am hiểu về K-Pop cũng như thông tin và hoạt động của KPop tại Nhật.

Ở khu vực Đông Nam Á, một blog có tên ‘dkpopnews.net’ xuất hiện từ năm 2009 và trở nên rất nổi tiếng. Lượng truy cập mỗi ngày có thể lên tới 280.000 vì ngôn ngữ họ sử dụng chủ yếu là tiếng Anh.

Chủ yếu người đọc đến từ các nước như: Philippines, Singapore, Mĩ và Úc. Quản trị viên Casey Ui là một sinh vên đại học người Malaysia, đồng thời sở hữu tài khoản Twiiter có tên ‘dailykpopnews’ với lượng theo dõi khá lớn.

Ở châu Âu, số lượng người hâm mộ K-Pop tập trung đông nhất tại Đức, Pháp và Anh. Pháp và Đức là hai quốc gia có lượng tin trên Twitter về K-Pop nhiều nhất. Tại Đức, người mẫu Hàn Quốc Nela Lee với tài khoản Twitter ‘nelapanghylee’ thường xuyên đăng tải những nội dung quảng bá văn hóa Hàn Quốc, có sức ảnh hưởng rất lớn.

Ở Pháp, thậm chí có một chương trình radio trực tuyến ‘KPop FM’ được phát sóng thường xuyên và kỹ thuật viên Jonathan Grey cũng sở hữu một trung tâm thông tin về KPop rất lớn trên Twitter.

Ở Bắc Mỹ, lực lượng ủng hộ K-Pop cuồng nhiệt nhất là một cộng đồng chứ không đơn thuần là một cá nhân. Trang web ‘dramafever’ là một điển hình. Đây là trang web cho phép xem các bộ phim truyền hình Hàn Quốc và video ca nhạc đồng thời cũng là trang thông tin về Hallyu lớn nhất tại Mỹ.
 

Trang web chuyên về phim ảnh, âm nhạc Hàn Quốc tại Mỹ

Sau khi tiến hành nghiên cứu, Giáo sư Park Han Woo cho biết: “Nếu bạn để ý trên các mạng xã hội như Twitter, làn sóng Hallyu bắt nguồn chủ yếu từ những nguồn thông tin do người hâm mộ cung cấp.

Mặc dù khá nghiệp dư nhưng nó đã làm nên ảnh hưởng không nhỏ. Tôi nghĩ các nhà quản lý nên để tâm hơn đến vấn đề này vì đây có lẽ là phương thức hữu hiệu nhất để phát triền làn sóng Hallyu”.

 
Theo 2Sao

Các tin cũ hơn