Phim hoạt hình "Paranorman" có thích hợp với trẻ em?

Thứ bảy, 18/08/2012, 16:05
Khi tiếng thét vang lên ám chỉ xác sống vừa tấn công người phụ nữ, ai đó trong rạp thốt lên: “Phim này trẻ con xem đâu có được”,  nhưng có thật thế không?
 
>>Phó Thủ tướng Nga phủ nhận đã xúc phạm Madonna 
>>Minh tinh Hollywood khoe lưng trần quyến rũ
>>Taylor Swift tậu biệt thự triệu đô gần nhà “bồ trẻ”
>>5 nhóm nhạc được yêu thích tại Nhật Bản


Có hai điểm khiến “Paranorman”, bộ phim hoạt hình 3D công chiếu từ ngày 17.8, trở thành một trải nghiệm đặc biệt với khán giả Việt. Thứ nhất, đó là phim hoạt hình kinh dị hiếm hoi được nhập về, dù thể loại này đã có từ lâu trên thế giới với nhiều phim nổi tiếng như “The Corpse Bride”, “Ghostbuster”, “Monster House”…
 



 “Paranorman” là phim hoạt hình kinh dị hiếm hoi xuất hiện trên màn ảnh Việt.

Thứ hai, nó không phải là phim hoạt hình 3D được dàn dựng trên máy tính. Chuyển động của nó được tạo ra bằng cách ghép lại hơn 1,77 triệu bức ảnh tĩnh chụp tiếp nối, theo công nghệ stop motion.

Bộ phim kể chuyện về cậu bé Norman (Kodi Smit-McPhee lồng tiếng) với khả năng dị thường là có thể nhìn thấy và trò chuyện với những thây ma, linh hồn của người đã chết. Qua người cậu kỳ quặc Prenderghast (John Goodman), cậu biết được lời nguyền 300 năm của một phù thủy sắp linh nghiệm và chính cậu phải là người đứng ra ngăn chặn trước khi những xác sống bắt đầu ập vào thị trấn.

Với các nhà sáng tạo ở xưởng phim Laika (từng làm phim “Coraline”), việc lao vào thử thách làm phim hoạt hình kinh dị đồng nghĩa với việc họ phải nắm bắt được quy luật của trò chơi “ú òa” của trẻ em. Rất đơn giản, nhưng trò chơi phải làm cho người chơi vừa sợ vừa bật cười nắc nẻ, cũng như phấn khích chờ đợi lần hù dọa kế tiếp.
 



 Phim có nội dung pha trộn giữa yếu tố hài hước và kinh dị.

Dưới vỏ bọc siêu nhiên ma quỷ, kịch bản “Paranorman” cho thấy sự khéo léo khi làm bật lên chủ đề về nỗi sợ hãi, đúng như tinh thần dạy đối diện và vượt qua sợ hãi của thể loại kinh dị dành cho trẻ con. 

Trong con mắt của cậu bạn cùng xóm béo ú Neil, việc Norman nhìn thấy hồn ma chẳng là điều gì ghê gớm lắm. Nó cũng giống như những khiếm khuyết thể chất khiến cậu thường xuyên bị bắt nạt và bạn bè ở lớp xa lánh. Thông điệp mà bộ phim đưa ra là giản dị, ngắn gọn và dễ hiểu: Đừng để nỗi sợ hãi làm thay đổi bản thân. 

Hành trình đứng ra ngăn chặn lời nguyền để cứu thị trấn của Norman cũng đồng thời là quá trình đưa cậu vượt qua mặc cảm, sợ hãi để sống với điều khác biệt của mình và có ích cho xã hội.
 



Nhiều yếu tố giễu nhại văn hóa đại chúng Mỹ được đưa vào phim.

Xét về hiệu quả nghệ thuật của việc đi thăng bằng giữa hai đầu kinh dị và hài hước, bộ phim quả thật đã làm tròn nhiệm vụ gây sợ hãi cho người xem bằng vô số những tạo hình ấn tượng. Từ những bộ xương khô di động, bộ óc bị rơi ra cho đến những nấm mộ và những hồn ma bay là đà trên mặt đất.

Riêng yếu tố hài hước không gần gũi lắm với khán giả Việt bởi nó cài đặt hàng loạt chi tiết giễu nhại văn hóa đại chúng Mỹ, từ lối sống thực dụng của những cô cậu tuổi “teen” cho đến thói bắt nạt côn đồ, tính ghét bỏ những ai “khác người”…

Quả thật, nội dung như vậy buộc các bậc phụ huynh phải cân nhắc trước khi đồng ý cho con xem. Có lẽ nó chỉ thích hợp với trẻ em trên 10 tuổi với sự nhận thức rõ ràng rằng: những bộ xương khô, bia mộ hay linh hồn cũng chỉ là những đồ vật mà hàng trăm họa sĩ đã làm ra cho phim. Cũng như, đủ trí khôn để tiếp nhận những chủ đề như trên.



Theo Vietnamnet

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn