Tham vọng kinh tế 'khó đỡ' của Trung Quốc (kỳ 2)

Thứ sáu, 16/12/2011, 00:26
Với vốn đầu tư 16 tỷ USD, cầu bắc qua vịnh Hàng Châu là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, có tổng chiều dài 36 km, trong đó chiều dài trên mặt nước là 32 km.



Cầu bắc qua vịnh Hàng Châu.

Cầu bắc qua vịnh Hàng Châu được khởi công từ cuối năm 2003 và cơ bản hoàn thành vào tháng 6/2007. Đây là một cây cầu đường cao tốc dài với một phần dây văng qua vịnh Hàng Châu ở khu vực ven biển phía đông của Trung Quốc; kết nối các thành phố Gia Hưng và Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang.

Nó rút ngắn khoảng cách đi lại đường cao tốc giữa Ninh Ba và Thượng Hải từ 400 km (249 dặm) còn 280 km (174 dặm) và giảm đi thời gian từ 4 còn lại 2,5 giờ; đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh của cảng Bắc Lôn.

Hiện, cây cầu có 6 làn đường hai chiều và cho phép ô tô chạy với tốc độ tối đa 100km/h.

Trung tâm Vũ trụ Văn Xương trên đảo Hải Nam.

Trung tâm Vũ trụ Văn Xương trên đảo Hải Nam có vốn đầu tư 12 tỷ USD, là trung tâm phóng vệ tinh mới nhất của Trung Quốc; sẽ chủ yếu phóng các vệ tinh địa tĩnh, vệ tinh siêu trọng, các trạm vũ trụ quy mô lớn và các vệ tinh thám hiểm vũ trụ.

Theo ông Vương Duy Xương, sự ra đời của Trung tâm vũ trụ Văn Xương sẽ góp phần giúp Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào các hoạt động phóng vệ tinh vụ trũ quốc tế mang tính thương mại. Dự kiến, dự án sẽ hoàn tất vào năm 2013.

Cảng biển nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải.

 

Dự án cảng biển nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải có vốn đầu tư 8 tỷ USD, có khả năng tiếp nhận những tàu container lớn nhất thế giới.

Đây là một dự án lớn, có tất cả 52 bến cập tàu, bốc dỡ được 15 triệu TEU/năm. Theo Vùng hoạt động của cảng có mực nước sâu tới 15 m, đủ điều kiện cho tàu container thế hệ thứ 5 và thứ 6 cập cảng thuận lợi. Khu vực này còn là vành đai tránh bão hiệu quả cho tàu thuyền.

Các bến tàu được trang bị 18 cần cẩu Post Panamax, đủ khả năng bốc dỡ hàng cho những tàu container cỡ lớn.

Khu vực cảng được nối với hệ thống đường bộ quốc gia bằng một tuyến đường bộ 6 làn xe và một cây cầu dài 33 km nối đảo và các bến tàu trên bờ, không kể những cây cầu nối giữa các đảo nhỏ khác trong khu vực cảng. Ngoài ra, còn có một cây cầu thứ hai được xây dựng để cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt với cảng.

Dự án thủy điện Xiangjiaba.

Dự án thủy điện Xiangjiaba có vốn đầu tư 6,3 tỷ USD, bắt đầu xây dựng vào năm 2006 và dự kiến hoàn thành vào năm 2015, với sản lượng điện sản xuất 21 tỷ kwh mỗi năm.

Theo một báo cáo của chủ đầu tư - Tổng công ty Đập Tam Hiệp Trung Quốc, thủy điện Xiangjiaba cùng 3 dự án Xiluodu, Wudongde và Baihetan đều nằm trên sông Kim Sa ở thượng nguồn sông Dương Tử, sẽ hòa vào mạng lưới điện quốc gia Trung Quốc lên 190 tỷ kilowatt mỗi năm sau khi chúng được đưa vào hoạt động trong vài năm tới.

Hiện, Bộ Năng lượng Trung Quốc yêu cầu tăng tốc dần việc xây dựng các nhà máy thủy điện tích năng. Trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ triển khai xây dựng thêm các dự án ở các khu vực thủy điện chính trên sông Kim Sa, Ô Long, Đại Độ (Dương Tử), Lan Thương (Mê Kông), Nộ Giang (Thanlwin), Hoàng Hà, Yarlung Zangbo tại Tây Tạng và một dòng sông khác.

Sân bay quốc tế Song Lưu ở Thành Đô.

 

Sân bay quốc tế Song Lưu ở Thành Đô có vốn đầu tư 1,9 tỷ USD, tiếp nhận 35 triệu khách mỗi năm; là một trong những sân bay lớn ở Trung Quốc, nằm ở phía bắc huyện Song Lưu, cách trung tâm Thành Đô (Tứ Xuyên) 16 km về phía tây nam .

Ngày 12/5/2008, sân bay này tạm đóng cửa do bị hư hại nhỏ trong trận động đất Tứ Xuyên nhưng ngày sau đã hoạt động trở lại. Sân bay này đã đóng vai trò quan trọng trong công tác cứu trợ sau trận động đất Tứ Xuyên.

Từ năm 1994-2001, sân bay đã được mở rộng nâng cấp, đường băng được kéo dài lên 3.600 m, đạt cấp 4E, cho phép phục vụ máy bay phản lực lớn như Boeing 747-400. Nhà ga mới được xây thêm có thể phục vụ 3.500 lượt khách/giờ cao điểm. Đến thời điểm năm 2010, sân bay có tuyến bay kết nối với 20 tuyến quốc tế, là trung tâm của United Eagle Airlines, Air China và Sichuan Airlines.

Hiện, sân bay được nâng cấp từ 4E lên 4F, có thể phục vụ máy bay lớn Airbus A380. Nhà ga 2 có quy mô gấp đôi nhà ga cũ T1, bắt đầu xây tháng 6/2009 và dự kiến vận hành trong năm 2011.

Dự án tàu cao tốc Thượng Hải - Hàng Châu.

Dự án tàu cao tốc Thượng Hải - Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang) có vốn đầu tư 5 tỷ USD, cung cấp chuyến tàu nội đô nhanh nhất thế giới, đạt vận tốc 280 dặm/h.

Được chính phủ thông qua tháng 3/2006, dự án tàu cao tốc này sử dụng công nghệ của Siemens AG để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 175 km, tốc độ tối đa 450 km/giờ, ngang với vận tốc máy bay phản lực bay chậm và phá kỷ lục thế giới.

Nhà ga xe lửa Nam Bắc Kinh.

Nhà ga xe lửa Nam Bắc Kinh có vốn đầu tư 6,3 tỷ USD, là nhà ga đầu mối có quy mô lớn nhất châu Á.

Đây là một giải pháp mới, mở rộng ga đường sắt về phía nam của Bắc Kinh để thay thế nhà ga cũ; phục vụ như một nhà ga hành khách cho tàu tốc độ cao vào thành phố, bao gồm cả tuyến tàu hoả cao tốc Bắc Kinh - Thiên Tân, có thể đạt tốc độ trên 346 km/h.


Đơn vị tư vấn thiết kế chính là hãng kiến trúc danh tiếng Terry Farrel (Anh) phối hợp với Viện Thiết kế Thiên Tân. Công trình có hình dáng oval, được xây dựng từ hơn 60.000 tấn thép và 490.000 m3 bê tông, huy động nhân lực của 4.000 công nhân trong thời gian thi công kéo dài khoảng 3 năm.

 

Đập Xiloudu.

Đập Xiloudu có vốn đầu tư 6,76 tỷ USD, sẽ là đập lớn thứ ba thế giới và là nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở Trung Quốc.


 

Theo Vinacorp.

Các tin cũ hơn