Vn-Index tiếp tục tăng điểm
Tổng kết phiên giao dịch 2/2
Sàn HCM –Thị trường tăng trong phiên 2/2 với GTGD cải thiện thêm, đạt 715,34 tỉ đồng (tương đương 34,12 triệu USD). VN index tăng 2,80 kết thúc phiên với 401,61 điểm. 211 mã tăng trong đó có 124 mã tăng trần và 65 mã giảm trong đó có 23 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 13,22% giá trị mua vào và 9,59% giá trị bán ra của toàn thị trường.
Thị trường mở cửa tăng điểm và tăng dần đều trong suốt phiên giao dịch trước khi chạm mức cao hơn vào cuối phiên hai, sau đó giao dịch trong biên độ hẹp vào phiên cuối và cuối cùng lại một lần nữa đóng cửa tại mức cao trong ngày. Biên độ biến động nới rộng với chỉ dưới 11 điểm.
Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã MSN; BVH; VNM và EIB nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã STB; KDH; SPM và ALP. Cổ phiếu các ngành biến đều tăng trong phiên giao dịch ngày 2/2.
Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và cũng giảm về tỷ trọng. Họ bán ra tăng thêm cả về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại mua ròng với giá trị 25,96 tỉ đồng. Có 22 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công.
Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VCB; MSN; VIC; KDC và CTG. Họ cũng bán ra nhiều TRC; KDC; DHG; PVD và HPG. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra khá sôi động trong ngày hôm nay với 2 giao dịch siêu lớn cùng các trung bình và nhỏ, chiếm 21,43% tổng GTGD toàn thị trường.
Giao dịch thỏa thuận của 760.000 cổ phiếu VIC; 1.000.000 cổ phiếu STB; 510.224 cổ phiếu PDR; 481.720 cổ phiếu CTI; 204.162 cổ phiếu KDC; 100.000 cổ phiếu DHG; 100.000 cổ phiếu TRC; 745.620 cổ phiếu TNT; 121.500 cổ phiếu HBC; 150.000 cổ phiếu EIB và 40.000 cổ phiếu FPT trong số các giao dịch thỏa thuận, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu DHG & KDC và 5 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.
Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA giữ giá 5.200đ, VFMVF4 tăng 3,03% lên 3.400đ, VFMVF1 tăng 4,41% lên 7.100đ, PRUBF1 tăng 4,35% lên 4.800đ, và MAFPF1 giảm 3,23% còn 3.000đ.
Sàn Hà Nội -HNX-Index trở lại đà tăng điểm với GTGD tăng, đạt 270,40 tỷ đồng, tương đương 12,90 triệu USD. HNIndex giảm 3,47% chốt phiên với 62,57 điểm. 244 mã tăng giá trong đó có 120 mã tăng trần và 50 mã giảm trong đó có 25 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 2,8% giá trị mua vào và 1,06% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 4,71 tỉ đồng. Có 23 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 12,59% GTGD toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn một chút.
Giao dịch thỏa thuận của 326.500 cổ phiếu CVN; 401.300 cổ phiếu VNF; 117.900 cổ phiếu SVN và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.
Nếu vượt qua vùng kháng cự mạnh 420 - 430, mục tiêu kế tiếp là 450.
Nhận định thị trường –,Các thị trường đã tăng mạnh trong phiên 2/2 với KLGD tăng. Việc thị trường điều chỉnh trong phiên nhưng sau đó đã bật lại và tăng vào phiên hôm 1/2 cho thấy đợt tăng này đã tích được đủ đà và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều NĐT. Và phiên tăng 2/2 của thị trường là do lực mua vào của các NĐT cá nhân. Đã có 144 mã tăng trần và HSC nhận thấy trên sàn Hà Nội nhiều mã đã tăng trần với KLGD rất thấp. Điều này cho thấy bên bán đã hạn chế bán ra và đợi giá tiếp tục lên trong khi bên mua đang muốn mua vào. Mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN vẫn giữ ổn định nhưng ở mức thấp.
HSC đã khảo sát lãi suất cho vay và thấy rằng lãi suất cho vay bình quân đã bắt đầu hạ. Thực tế, trước Tết nguyên đán lãi suất cũng đã bắt đầu hạ. Và lãi suất cho vay hạ chủ yếu đối với đối tượng doanh nghiệp trong khi lãi suất cho vay cá nhân vẫn cao, ở vào khoảng 21%. Từ một số doanh nghiệp quen biết và từ khảo sát độc lập của mình, HSC được biết các NHQD sẵn sàng cho vay với lãi suất khoảng 17-18% đối với hầu hết các doanh nghiệp trong khi các ngân hàng ngoài quốc doanh lớn trong nhóm G12 sẵn sàng cho vay với lãi suất ở khoảng 18-19%. Một số khách hàng được ưu đãi và các doanh nghiệp xuất khẩu được vay với lãi suất thấp hơn nhưng những trường hợp này chỉ là ngoại lệ.
Điều này cho thấy lãi suất cho vay bình quân đã giảm 0,5% kể từ cuối năm ngoái và củng cố cho quan điểm là thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện hơn. Và điểm cần nhấn mạnh là thanh khoản chỉ được cải thiện từ từ chứ không ồ ạt; và trong những tháng tới, thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục được cải thiện chậm và chắc. Các khoản vay tái cấp vốn trong tháng 10 sẽ đáo hạn vào đầu Qúy II và phản ứng của các ngân hàng trước điều này sẽ quyết định tình hình thanh khoản trong tháng 3. Và đây sẽ là một thử thách quan trọng đầu tiên đối với thị trường chứng khoán. Nếu các ngân hàng phải thu hồi tiền mặt để trả nợ tái cấp vốn thì lãi suất liên ngân hàng có thể biến động và điều này sẽ ảnh hưởng đến sức phục hồi của thị trường chứng khoán. Trái lại, nếu các ngân hàng này có thể trả nợ tái cấp vốn bằng vốn huy động trên thị trường 1 và các nguồn lực tài chính nội bộ thì thị trường sẽ được hỗ trợ.
Và như mọi năm, HSC nhận thấy vốn huy động trong tháng 1 đã giảm khoảng 3-3,5% so với tháng trước. Điều này vẫn thường xảy ra vào những năm trước, phản ánh sức tiêu dùng tăng lên trong dịp Tết nguyên đán. Thông thường, vốn huy động sẽ tăng trong tháng 2 sau khi tiền thưởng Tết nguyên đán được người dân đem đi gửi ngân hàng.
Các phương tiện truyền thông cũng đưa tin về báo cáo về tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn TP HCM trong năm 2011 của NHNN, chi nhánh TP HCM. Trong đó nêu ra việc tỷ lệ NPL tại các tổ chức tín dụng yếu kém tại TP HCM là 3,85%, tính tại thời điểm cuối tháng 11. Và số liệu đối với các loại hình tổ chức tín dụng khác nhau rất khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ NPL bình quân của các NHTMCP là 2,59%, các công ty tài chính là 16,9%, các công ty cho thuê tài chính (tại thời điểm cuối tháng 11) là 23,3% và các Quỹ tín dụng nhân dân (cũng tại thời điểm cuối tháng 11) là 5,5%. Và tại các NHTMCP trên địa bàn TP HCM, một số có tỷ lệ NPL trên 5%, trong đó một số NHQD còn cao hơn nhiều.
Những số liệu trên được tổng hợp từ tất cả các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP HCM (bao gồm cả chi nhánh và hội sở). Do đó, số liệu nói trên chỉ mang ý nghĩa đối với TP HCM. Thông thường, hoạt động cho vay tại TP HCM mạnh hơn tại Hà Nội. Thông tin thêm: tổng dư nợ của TP HCM đã tăng 6%, đạt 753,76 nghìn tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2011 (theo ước tính sơ bộ của HSC, chiếm 28,9% tổng dư nợ cả nước) trong khi huy động tăng trưởng 10%, đạt 886,9 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 30,5% tổng huy động cả nước theo con số do HSC ước tính). Và rõ ràng tỷ lệ NPL đang tăng nhanh. Dựa trên dự báo của mình là giá BĐS thương mại và nhà ở sẽ tiếp tục giảm từ 20-25%, chúng tôi cho rằng tỷ lệ NPL trong năm 2012 sẽ tiếp tục tăng.
Các thị trường đã bứt phá trong phiên 2/2 trong bối cảnh các NĐT cho rằng với phiên điều chỉnh nhẹ vào ngày 1/2, thì thị trường sẽ còn tăng mạnh tiếp. GTGD hôm 2/2 tăng và các cổ phiếu có hệ số bê ta cao như các mã chứng khoán và BĐS là những mã được mua vào nhiều. HSC cho rằng mức độ tham gia thị trường của các NĐT cho đến nay vẫn ở mức thấp là yếu tố thuận lợi theo đó các NĐT còn nhiều tiền nhàn và sẵn sàng đổ vào thị trường. Hiện tại, với lãi suất huy động đã quay về 14% hay thậm chí còn thấp hơn sau Tết, thị trường chứng khoán có lẽ trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, trong vài ngày tới, thậm chí vài tuần tới, đà thị trường sẽ tiếp tục mạnh lên và mức độ tham gia thị trường của các NĐT sẽ tiếp tuc gia tăng. Từ quan điểm phân tích kỹ thuật, chuyên viên phân tích của HSC cho biết vùng 420-430 sẽ là vùng kháng cự mạnh; và nếu VNindex có thể vượt qua được vùng kháng cự kể trên thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 450.
Công ty chứng khoán Woori CBV: đà tăng có thể kéo dài thêm một số phiên tiếp theo
Cả 2 sàn tăng bứt phá mạnh ngay ở đầu phiên với số mã tăng giá áp đảo số mã giảm giá, càng về cuối phiên càng xuất hiện nhiều mã tăng với dư mua trần. Không khí giao dịch hưng phấn bao trùm toàn thị trường khi thanh khoản liên tục gia tăng.
Misa