Cửa hàng Louis Vuitton ở Thượng Hải
Các nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc sẽ thành quốc gia lớn nhất thế giới tiêu dùng các mặt hàng cao cấp.
Hãng tư vấn Frost and Sullivan cho biết trong điều tra mới nhất, tới năm 2012, người Trung Quốc sẽ mua hơn một nửa số hàng cao cấp ngay tại đại lục, chứ không phải ở nước ngoài như hiện nay.
Frost and Sullivan cho biết con số 53% các nhãn hàng cao cấp được mua ngay tại Trung Quốc trong năm 2014, con số sẽ còn tăng lên 55% trong năm 2015. Năm 2011, 52% các mặt hàng xa xỉ được người Trung Quốc mua từ nước ngoài.
Zhu Yue, Giám đốc tư vấn cho Frost and Sullivan cho biết, việc các mặt hàng này sẽ bị đánh thuế thấp hơn trong năm 2012 sẽ càng thu hút thêm nhiều khách hàng..
"Giá bán lẻ các mặt hàng xa xỉ tiếp tục tăng ở các thị trường nước ngoài, thậm chí nhanh hơn cả thị trường nội địa", Zhu cho hay.
Năm ngoái, giới thượng lưu Trung Quốc đã mua hơn 100 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 16 tỉ USD) các mặt hàng xa xỉ ngay tại thị trường trong nước, tăng ít nhất 25% so với năm trước, các chuyên gia quản lý ở Bain & Co cho biết trong báo cáo về thị trường hàng cao cấp Trung Quốc năm 2011.
Theo các nhà tư vấn, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ vượt qua Nhật trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới trong năm nay.
Khách hàng Trung Quốc đang là trọng tâm của thị trường toàn cầu. Mỗi đồng tiền họ bỏ ra để mua các mặt hàng cao cấp đều thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu thị trường toàn cầu, trong đó có Hiệp hội các nhãn hàng cao cấp thế giới (World Luxury Association), Frost & Sullivan, Bain & Co, Price Waterhouse Coopers và iResearch Consulting Group.
Chỉ ba sau trước lễ hội năm mới, Hiệp hội các nhãn hàng cao cấp thế giới đã ra báo cáo trong đó cho biết khách du lịch Trung Quốc đã tiêu 7,2 tỉ USD tại nước ngoài để mua các món hàng xa xỉ trong suốt kỳ nghỉ dài, tăng 29% so với con số 5,6 tỉ USD cùng kỳ năm 2011, đưa dân Trung Quốc thành nhóm có sức mua mạnh nhất.
Khoảng 72% người Trung Quốc được hỏi tin rằng hàng cao cấp ở nước ngoài rẻ hơn ở trong nước. 69% đi du lịch vì có nhiều lựa chọn mua sắm hơn và 45% thích mua các món hàng và hưởng dịch vụ chính hãng tại các khu mua sắm nước ngoài. Báo cáo cũng cho biết các mặt hàng xa xỉ được mua chủ yếu là đồng hồ, túi xách da, quần áo có tên tuổi, nước hoa và mỹ phẩm.
Trong những năm qua, nhu cầu về sản phẩm thẩm mĩ cao hơn là động lực phát triển ở Trung Quốc, bất chấp thị trường hàng xa xỉ đang sụt giảm ở nhiều quốc gia phát triển do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo báo cáo Triển vọng ngành Bán lẻ và Tiêu dùng châu Á năm 2012 của PWC, Trung Quốc sẽ là quốc gia đóng góp lớn nhất cho doanh số các mặt hàng cao cấp. Frost and Sullivan thì dự báo, hách hàng TQ được sẽ mua 570 tỉ Nhân dân tệ hàng cao cấp tại thị trường trong và ngoài nước trong năm 2015.
Các mặt hàng được ưa chuộng nhất là túi xách và phụ kiện da. "Giá các mặt hàng bền như thế này ở mức chấp nhận được", ông Zhu cho biết, và nói thêm nhiều người TQ mua các sản phẩm cao cấp để thể hiện địa vị và đẳng cấp, gây sự chú ý.
Chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy chi dùng nội địa cũng là một yếu tố khác góp phần phát triển thị trường hàng cao cấp. Trong suốt khủng hoảng tài chính 2009, chính phủ TQ đã đưa ra gói đầu tư 4 ngàn tỷ NDT để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và kích thích nhu cầu trong nước.
"Đời sống ngày càng tăng, dân cư đô thị ngày càng đông và các luật chống vi phạm bản quyền" cũng góp phần vào nhu cầu ngày càng tăng này. Các thành phố nhỏ cũng sẽ sớm trở thành thị trường cho các thương hiệu lớn mở rộng kinh doanh.
"Thị trường ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã phát triển cao", ông Zhu nói thêm. Các thành phố như Hàng Châu, Thẩm Dương, Thành Đô và Thanh Đảo sẽ trở thành thị trường cho các ông lớn cạnh tranh.
Theo VEF