Hy Lạp giảm ngân sách để được giải cứu lần 2

Thứ sáu, 10/02/2012, 10:14
Hy Lạp công bố sản lượng công nghiệp tháng 12/2011 giảm 11,3% so với cùng kỳ, tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp tháng 11/2011 leo lên mức 20,9%, cao chưa từng có.


 

Các nhà lãnh đạo của Hy Lạp đã kết thúc một tuần căng thẳng bằng cách đồng ý cắt giảm 3,3 tỷ euro ngân sách, biện pháp mà họ hy vọng sẽ giúp dọn đường cho gói giải cứu thứ 2 nhằm ngăn khả năng vỡ nợ của Hy Lạp.

Khi một thỏa thuận đã được hoàn thành tại Athens, cùng lúc có một cuộc tranh luận căng thẳng hơn tại Brussels, nơi Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung làm việc suốt đêm để bàn về một gói giải cứu với mục tiêu giảm nợ của Hy Lạp xuống mức 120% GDP vào năm 2020.

Hy vọng về một thỏa thuận đã được nhen nhóm bởi ông Mario Draghi, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), người tuyên bố ông sẽ giảm khoảng 15 tỷ euro trong tổng khối nợ 350 tỷ euro của Hy Lạp.

Nếu không có sự hỗ trợ của ECB, IMF đã tính toán rằng Hy Lạp sẽ không thể giảm được nợ nếu chỉ thông qua việc cơ cấu lại nợ trong lĩnh vực tư nhân. Các trái chủ tư nhân đã đồng ý giảm 100 tỷ euro nợ trong tổng số 200 tỷ euro trái phiếu mà họ đang nắm giữ.

ECB cho biết sẽ bán hoặc hoán đổi trái phiếu chính phủ Hy Lạp, tất nhiên quỹ giải cứu châu Âu (EFSF) cũng sẽ chấp nhận không có lợi nhuận. Ông Draghi khẳng định ECB không thể chịu thua lỗ với trái phiếu chính phủ Hy Lạp bởi điều này đồng nghĩa với ECB trực tiếp bơm tiền cho chính phủ Hy Lạp, động thái này bị cấm.

Chủ tịch ECB phát đi tín hiệu ECB sẵn sàng không có lợi nhuận với danh mục 40 tỷ euro.

Giới hạn 130 tỷ euro – và mục tiêu giảm nợ Hy Lạp xuống 120% GDP – cả hai đều được thông qua trong tháng 10/2011, thế nhưng EU và IMF khẳng định tình hình kinh tế của Hy Lạp từ đó đến nay đã xấu đi, nó đồng nghĩa với cần thêm tiền giải cứu và giảm nợ hơn so với tính toán ban đầu.

Ngày thứ Năm, Hy Lạp công bố sản lượng công nghiệp tháng 12/2011 giảm 11,3% so với cùng kỳ, tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp tháng 11/2011 leo lên mức 20,9%, cao chưa từng có.

Việc chính phủ Đức không muốn cho vay tiền, quan điểm mà 3 nước giữ xếp hạng AAA trong khu vực đồng tiền chung đang duy trì, sẽ có thể khiến các nỗ lực giải cứu trở nên khó khăn.

Theo TTVN

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn