Doanh nghiệp bất động sản ngồi chờ vận may ?

Thứ bảy, 31/03/2012, 15:11
Vận may sẽ không thể giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế khắc nghiệt như hiện nay. Cấu trúc và tái cấu trúc doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách nhằm thích ứng với xu thế hiện tại.


Tin liên quan
>
Bất động sản gặp khó nhưng chưa tới mức phá sản
> Nhà đầu tư dài hạn nên tranh thủ mua vào bất động sản
> Nhà đầu tư bất động sản loay hoay thoát cạn
 

Phân khúc chung cư cao cấp, biệt thự, đất nền nhiều nơi đã hạ giá tới gần 40%

Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, liên quan trực tiếp đối với một lượng tài sản lớn và trực tiếp tác động đến nền kinh tế quốc dân. Riêng tại Hà Nội, mỗi năm các dự án nhà ở và khu đô thị mới đã cung cấp cho thị trường khoảng 1,2 triệu m2 nhà ở. Đến nay phân khúc chung cư cao cấp, biệt thự và đất nền dự án nhiều nơi đã hạ giá tới gần 40%, phân khúc căn hộ liền kề giảm 20%, song sự hạ giá này vẫn chưa thể xua tan không khí ảm đạm của thị trường bất động sản dù đã gần hết quý 1 năm 2012.

Thị trường BĐS đang sa lầy trong một nghịch lý là cơ cấu sản phẩm hàng hóa không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Khi mà khả năng đầu cơ đến hạn thì dù nguồn cầu vẫn dồi dào mà thị trường vẫn không thể thanh khoản, bởi nhu cầu của người dân hiện nay là trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ nhưng thị trường lại chủ yếu là căn hộ từ 2-3 tỷ đồng do đó, thị trường rơi vào khủng hoảng vừa thừa vừa thiếu.

Để tồn tại thì các doanh nghiệp bất động sản không thể không thay đổi và khi niềm tin dần được cải thiện, tính thanh khoản tăng lên cũng là lúc thị trường bất động sản chuyển mình phát triển với diện mạo mới khi phân khúc nhà ở đang dịch chuyển từ cao cấp sang trung cấp và bình dân và mặt bằng giá cũng chịu nhiều biến động theo xu hướng giảm dần.

Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong bối cảnh thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng phải chịu quy luật phát triển, có đơn vị nghiệp phát triển lên, có người bị đào thải. Trong bối cảnh khó khăn, nếu không có giải pháp thì nhiều doanh nghiệp còn phá sản, dù không ai muốn. Điều cần làm lúc này là doanh nghiệp cũng phải tái cấu trúc trước hết là về sản phẩm rồi đến công nghệ, vốn để có thể đứng vững trong thị trường đầy khắc nghiệt như hiện nay

Ông Lê Hoàng Hoán, Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Việt cho rằng, khái niệm về vận may sẽ không thể giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế khắc nghiệt như hiện nay. Cấu trúc và tái cấu trúc doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách nhằm thích ứng với xu thế hiện tại.

Muốn tồn tại và phát triển lâu dài, điều đầu tiên mà doanh nghiệp Việt Nam phải làm là quy hoạch và bố trí lại nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình thực tế và hướng tới tập trung đào tạo nguồn nhân lực lượng cao chất. Đồng thời, xây dựng thương hiệu mạnh, củng cố niềm tin khách hàng. Tập trung đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay.

Ngoài ra, bức tranh chung của thị trường BĐS là sự khó khăn về vốn đến từ các bên từ chủ đầu tư cho đến người mua. Vì vậy các doanh nghiệp bất động sản cần sử dụng nguồn vốn huy động đúng, hợp lý tránh đầu tư dàn trải nếu cần có thể liên danh liên kết hoặc sáp nhập giữa các doanh nghiệp lại với nhau nhằm tăng năng lực tài chính, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thực tế hiện nay.

Năm 2012 là năm bản lề cho các hoạt động tái cấu trúc diễn ra đồng loạt ở nhiều lĩnh vực. Còn quá sớm để khẳng định nền kinh tế sẽ mau chóng đi vào ổn định, nhưng một bước tiến nhẹ cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến kỳ vọng phục hồi của thị trường BĐS. Niềm tin bắt đầu quay trở lại sẽ giúp tâm lý bắt đáy dâng cao của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp. Điều này sẽ góp phần đẩy thị trường bất động sản khởi sắc.
 

Theo VnMedia

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích