Người lập công lớn nhất phải kể đến kình ngư Võ Thanh Tùng. Kình ngư 29 tuổi đã giành tấm HCV thứ 5 cho riêng mình khi chiến thắng ở nội dung 50m bướm nam, hạng thương tật S5.
Với 4 tấm HCV giành được trước đó, cùng với những khát khao chiến thắng, anh đầy tự tin bước vào lượt bơi chung kết cuối cùng mình tạiASIAN Para Games IInày. Xuất phát khá tốt anh vươn lên dẫn đầu trong sự bám đuổi quyết liệt của Jamery Anak Siga (Malaysia). Phải chờ đến những mét cuối cùng Thanh Tùng chứng tỏ kinh nghiệm và sức rướn của mình để chạm là đích đầu tiên với thành tích 39’’45, hơn Jamery Anak Siga 0,54 giây.
Ngay sau đó đoàn Việt Nam tiếp tục hưởng niềm vui chiến thắng khi kình ngưNguyễn Thành Trung giành tấm HCV thứ 9. Ở lượt bơi chung kết 200m hôn hợp nam hạng thương tật SM5, Nguyễn Thành Trung khiến mọi người phải bất ngờ ở những sải bơi của mình.
Võ Thanh Tùng đã có 5 huy chương vàng tại Asian Para Games II.
Mặc dù ở50mđầu tiên anh chỉ về thứ 3 với 52’’78 sau Zhang Chao của Trung Quốc (48’’62) và Keawkhom của Thái Lan (51’’63).
Nhưng anh duy trì tốc độ khá tốt ở những 50m tiếp theo với 53’’07 và 1’03’’46. Đặc biệt ở 50m cuối, anh bứt tốc mạnh mẽ với 1’00’’32 trong khi các đối thủ không thể duy trì tốc độ như trước. Chính vì thế Nguyễn Thành Trung về đích với thành tích 3’48’’63, để giành tấm HCV đầy thuyết phục bỏ lại người về nhì là Keawkhom một khoảng cách khá xa tới hơn 7’’19.
Cũng ở môn bơi,đoàn Việt Namcó thêm HCB của Trịnh Thị Bích Như khi cô về đích thứ hai ở nội dung 50m bướm nữ hạng thương tật S6 với thành tích 41’’71. Bên cạnh đó là 4 HCĐ do công của: Hà Thị Huệ nội dung đẩy tạ nữ hạng thương tật F37 với thành tích 7m35, Nguyễn Bé Hậu ở nội dung ném đĩa nam hạng thương tật F56 với 36m17 và đẩy tạ nam hạng thương tật F56 với 8m88, Nguyễn Thị Nhàn ở nội dung nhảy xa nữ hạng thương tật T11/12 với 4m17.
Ở thời điểm này, với tổng số 9 HCV, 6 HCB, 9 HCĐ đoàn Việt Nam tạm đứng thứ 10 trên bảng tổng sắp.
Theo Khám phá