Chính phủ Argentina cử điệp viên theo dõi Messi

Thứ tư, 05/04/2017, 08:28
Tổng thống Argentina, Mauricio Macri muốn điều tra và kiểm soát những gương mặt nổi tiếng dính vào vụ bê bối tài chính Panama năm ngoái.

Truyền thông Argentina đưa tin, Lionel Messi đang bị theo dõi bởi chính phủ thông qua một nhân vật giấu mặt được gọi là "điệp viên G". Theo tờLa Nacion, đây là động thái của chính phủ Argentina nhằm mở rộng cuộc điều tra về những nhân vật nổi tiếng của đất nước này dính vào vụ bê bối mang tên "Hồ sơ Panama" đầu năm 2016.

Không chỉ có Messi, hoạt động tài chính của hàng loạt cái tên đình đám ở xứ sở Tango như tiền đạo Leonardo Ulloa, cựu danh thủ Gabriel Heinze,...cũng đang bị các điệp viên của chính phủ theo dõi nghiêm ngặt.

Messi gặp rắc rối với chính phủ Argentina.

Trước đó, Lionel Messi bị kết án 21 tháng tù vì tội trốn thuế. Do án phạt tù không quá 2 năm, tiền đạo sinh năm 1987 sẽ không bị bỏ tù. Tuy nhiên, cầu thủ này phải chịu sự quản chế theo luật Tây Ban Nha.

"El Pulga" đã đệ đơn kháng cáo và Tòa án Tây Ban Nha sẽ chính thức đưa ra phán quyết vào ngày 20/4 sắp tới. Nếu thành công, siêu sao số một của Barca có thể được giảm án, thậm chí là trắng án.

Tuy nhiên trong trường hợp tòa án bác đơn kêu oan của Messi, tâm lý của siêu sao người Argentina chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màn trình diễn của Barcelona trong chuyến làm khách đến Bernabeu vào ngày 24/4. Đây là trận đấu nhiều khả năng sẽ là bước ngoặt định đoạt đội bóng nào sẽ đăng quang tại La Liga năm nay.

Cha con Messi có mặt tại phiên tòa ở thành phố Barcelona hồi tháng 6 năm ngoái.

Không chỉ có Messi, cha của anh, Jorge Messi cũng bị kết án tù vì gian lận số tiền 4,1 triệu euro (4,5 triệu đô) tiền thuế từ năm 2007 tới 2009. TheoMarca, ngoài án phạt tù, gia đình Messi còn phải nộp phạt hành chính tổng cộng 3,5 triệu euro.

Messi liên tục kêu oan và khẳng định bản thân không hề hay biết gì về chuyện trốn thuế và chỉ tập trung chơi bóng. Còn ông Jorge lý giải, ông không đủ kiến thức chuyên môn để lập kế hoạch trốn thuế, đồng thời đổ lỗi cho luật sư tư vấn.

Tháng 3/2016, thế giới đang xôn xao trước thông tin hơn 11,5 triệu tài liệu tài chính bị rò rỉ của hãng luật Mossack Fonseca cho thấy quy mô hoạt động trốn thuế và rửa tiền mà nhiều công ty ma đặt ở nước ngoài thực hiện.

Bằng thủ đoạn tinh vi, nhiều nhân vật nổi tiếng bị cáo buộc thành lập công ty ma núp dưới hình dạng của một doanh nghiệp hợp pháp nhưng không có hoạt động gì ngoài quản lý tiền, và che đậy thân phận của người sở hữu.

Theo Zing

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích