Chủ tịch Ratan Tata trong lễ ra mắt xe Nano năm 2009.
Xe Tata Nano ra mắt từ đầu năm 2009, lập tức nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thị trường, với rất nhiều đơn đặt hàng, nhưng tập đoàn lại vướng các vấn đề về sản xuất, marketing và kỹ thuật, trong đó có các vụ cháy xe.
Giá xe cũng đã tăng lên 140.000 rupee (2.650 USD) cho phiên bản tiêu chuẩn, thay vì chỉ 100.000 rupee như kế hoạch ban đầu.
Phát biểu tại Triển lãm ô tô 2012 ở
“Tôi không coi đó là một sai lầm. Tôi thấy là chúng tôi đã bỏ phí một cơ hội ban đầu,” ông Tata nói.
Lô đầu tiên gồm 100.000 chiếc xe Nano đã được công ty bán cho khách hàng theo hình thức quay số, do cầu vượt cung.
Tuy nhiên, ông Tata thừa nhận rằng sau đó đã không có sự phối hợp ăn ý. Chuyển nhà máy sản xuất từ bang này sang bang khác là một việc khó.
Doanh số đã giảm xuống chỉ còn 509 chiếc vào tháng 11/2012. Tuy nhiên, tháng 12 vừa qua, doanh số đã đạt 7.466 chiếc, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2010, dù còn cách khá xa mục tiêu doanh số 25.000 xe/tháng như công ty từng kỳ vọng.
Ông Tata cho biết cái mác “xe của người nghèo” chính là “vết nhơ” cần gột rửa của Nano. Giờ đây ông muốn Nano được gọi là “xe gia đình giá rẻ, có thể vận hành trong mọi thời tiết”.
Một thông tin bên lề, ông Ratan Tata sẽ nghỉ hưu vào tháng 12/2012 và thay ông lãnh đạo Tata sẽ là Cyrus Mistry.
Thách thức trước mắt của vị lãnh đạo mới sẽ là sự cạnh tranh trên thị trường ô tô giá rẻ, khi Bajaj Auto đã trình làng mẫu RE60 động cơ 200cc dự kiến là xe rẻ nhất thế giới thay Nano.