Nguyên nhân thật bại của Google trước Apple ?

Thứ tư, 28/03/2012, 15:12
Giống với những nhân vật đang làm việc tại Google, Steve Jobs thật sự xuất chúng, nhưng có vẻ như ông sẽ không bao giờ có cơ hội trở thành 1 nhân viên trong Google. 

Hiện nay, các sản phẩm của Google đều thất bại trong việc chiếm được trái tim cũng như tâm trí của người tiêu dùng trên thị trường sản phẩm công nghệ, điều mà Apple đã thực hiện rất tốt.

 
Điều quan trọng nằm ở chỗ, thất bại này không liên quan gì tới trình độ công nghệ trong các mặt hàng của Google (thậm chí, Google còn làm việc này rất tốt) mà là hệ quả của những yếu kém trong khâu thiết kế sản phẩm.

Đơn cử như Google TV, sản phẩm được coi như “1 sáng tạo thất bại, phức tạp và ngớ ngẩn” vì đã biến việc điều khiển 1 chiếc TV đơn giản trở nên “đau đầu” như việc điều hành 1 chiếc máy tính cồng kềnh.

Hệ thống e-mail của Google – Gmail trong nhiều năm đã buộc người dùng phải sử dụng dạng thức hội thoại trong việc sử dụng mail. Cách làm này tuy nhận được sự ủng hộ của giới chuyên môn nhưng lại gây phiền toái cho những ai ưa thích phong cách sử dụng e-mail cổ điển.

Trong khi đó, hệ điều hành Android của Google tuy có những lợi thế công nghệ vượt trội so với hệ điều hành iOS của Apple nhưng thực sự vẫn rất phức tạp và khó khăn để sử dụng.

Những ví dụ trên nhằm chỉ ra 1 điều: Thiết kế các sản phẩm của Google hướng đến những người có trình độ về công nghệ trong khi Apple lại nhắm vào bộ phận người tiêu dùng bình thường.

Và điều rõ ràng có thể nhận thấy là số lượng những “người có trình độ công nghệ” chỉ chiếm 1 phần vô cùng khiêm tốn trong thị trường khách hàng rất rộng lớn. Điều này lý giải tại sao Google khó có thể trở thành 1 thương hiệu được yêu mến trong mắt đa số người sử dụng mặt hàng công nghệ..

Điểm khác biệt giữa thiết kế sản phẩm của Google với Apple bắt nguồn từ sự khác nhau trong nhóm người mà mỗi công ty xác định là có giá trị nhất.

Google xây dựng 1 nền văn hoá mang đậm bản sắc kỹ thuật, trong đó, các kỹ sư xuất sắc luôn được coi như những ngôi sao của doanh nghiệp.

Trái lại, Apple tạo cho mình 1 phông văn hoá dựa trên nền tảng thiết kế sản phẩm và marketing, trong đó, yếu tố kỹ thuật chỉ đơn thuần phục vụ cho việc tạo nên các chức năng và hình dáng cho sản phẩm.

Sâu xa hơn, Google được xây dựng và lãnh đạo bởi đội ngũ những cá nhân luôn đạt được những điểm số xuất sắc tại các trường đại học lừng danh. Google cũng được biết đến như 1 công ty chỉ thuê những nhân vật thông minh nhất. Định nghĩa “thông minh” của họ được dựa trên điểm số trung bình của các ứng viên trong những năm học tại các trường đại học danh tiếng, cũng như khả năng xử lý những câu hỏi khó khăn và hóc búa trong các buổi phỏng vấn (những câu hỏi nổi tiếng với việc được sử dụng làm chất liệu để viết hẳn thành những bài phân tích).

Trong khi đó, Apple được hình thành dưới bàn tay của 1 sinh viên bỏ học, người luôn đánh giá việc sử dụng LSD (1 loại ma tuý nhẹ) cũng như nghệ thuật thư pháp như những yếu tố quan trọng cấu thành nên 1 thiên tài thiết kế sản phẩm, những thứ đáng giá hơn ngàn lần những gì ông được học tại trường lớp..

Giống với những nhân vật đang làm việc tại Google, Steve Jobs thật sự xuất chúng, nhưng có vẻ như ông sẽ không bao giờ có cơ hội trở thành 1 nhân viên trong Google. Ban tuyển dụng của Google có thể ném 1 cái nhìn coi thường vào bản thành tích học tập nhiều xáo động của Steve và kết luận rằng ông sẽ chẳng đóng góp nổi thứ gì cho công ty.

Sự thiên tài của Steve Jobs, nói theo cách khác, là loại thiên tài mà Google rất ít xem trọng. Tuy nhiên nếu Google muốn trở thành 1 thương hiệu được yêu mến rộng rãi thì những cá nhân như Steve mới là những người Google cần đến. Và có lẽ, nơi để tìm ra những thiên tài lập dị như vậy cũng không phải những cơ sở đào tạo kỹ sư máy tính có uy tín lẫy lừng,

Cả Apple và Google đều lựa chọn sinh viên từ mọi trường đại học trong nước. Tuy nhiên nhìn vào các trường có nhiều sinh viên nhất được 2 gã khổng lồ công nghệ này tuyển chọn, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt rất rõ rệt. Google luôn ưa thích cũng như tuyển dụng phần lớn đội ngũ nhân sự từ những trường đại học danh giá về kỹ thuật như Stanford và MIT, trong khi Apple lại có xu hướng lựa chọn nhiều sinh viên đến từ trường đại học San Jose State. Nhiều chuyên gia cho rằng, Google chắc chắn sẽ không tuyển nhiều lao động đến từ ngôi trường này vì họ sẽ e rằng những người đó không đủ thông minh và tài năng để làm việc cho Google.

Tuy nhiên, với đại đa số người tiêu dùng, dường như họ không thích những nhân vật kiệt xuất tới từ Stanford hay MIT bằng những cá nhân khác có cùng nét tương đồng với họ: đều đến từ những trường đại học ít danh tiếng hơn như San Jose State. Do đó, trong tương lai, nếu Google muốn chiếm được niềm tin yêu nhiều hơn của khách hàng hòng cạnh tranh với Apple, có lẽ chăng họ nên hạ thấp tiêu chí “thông minh” của mình xuống và dám thử tuyển 1 vài người bỏ học, có sở thích dùng ma tuý nhẹ và ưa thích nghệ thuật viết chữ ?

Theo Handheld

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích