Vì sao công ty Dropbox của chàng trai 29 tuổi lại đáng giá 400 triệu USD?

Thứ hai, 07/05/2012, 00:34
Không phải ai cũng gây dựng công ty để nó phát triển rồi lại đem bán, dù số tiền thu được cầm chắc trong tay, nhưng chàng trai trẻ sinh năm 1983 của Dropbox lại nói không với nhiều lời đề nghị mua lại từ những tên tuổi lớn, chấp nhận rủi ro có thể xảy đến và coi công ty là sự nghiệp của đời mình. 

>>Chọn 'mây' nào: Google Drive, Dropbox hay SkyDrive?
>>Người dùng Dropbox lưu trữ hơn 300 triệu tập tin mỗi ngày 

Drew Houston, sáng lập viên công ty Dropbox đã nói không với những lời đề nghị mua lại từ Google và Apple. Anh hiện đang điều hành một trong các công ty mới nổi tăng trưởng nhanh nhất trong ngành Internet.

Drew Houson xuất hiện tại sân khấu của chương trình SXSW như những chàng thanh niên 29 tuổi khác: quần jeans, áo hoodie có mũ và giầy bata. Nhưng sự khiêm nhường này của Drew Houston lại rất hiếm thấy – bởi anh là CEO và sáng lập viên của Dropbox, mọt công ty dịch vụ lưu trữ trực tuyến ra đời năm 2007 và hiện có giá trị khoảng 4 triệu USD.


Vào tháng 10 năm 2011, công ty này đã đạt được một khoản tiền khủng lên đến 250 triệu USD cấp bởi Series B, được tài trợ bởi quỹ đầu tư Index Ventures và những doanh nghiệp đại gia hàng đầu như Benchmark Capital, Greylock Partners và Institutional Venture Partners. Và với khoảng 50 triệu người dùng, trang web này đang cho thấy sự tăng tốc mạnh mẽ như cú đánh khúc côn cầu.

Trong cuộc đối thoại với Kara Swisher, nhà báo-biên tập viên công nghệ trang AllThingsD, Houston đã lý giải làm cách nào để né sự thâu tóm từ các ông lớn, phát triển công ty và tìm ra những cơ hội tiềm ẩn.


1. Tìm đúng người đồng sáng lập


Các nhà đầu tư mạo hiểm có xu hướng quan tâm đến giá trị của ‘đội nhóm’. Với Houston, điều này chính là: tìm người đồng sáng lập Arash Ferdowsi, đó là nhân tố then chốt mở khóa thành công của anh.

Nhưng trong quá trình bắt tay khởi nghiệp, Houston lại chưa từng lên kế hoạch cho việc có thêm một đồng sáng lập. Trên thực tế, điều đó sẽ không xảy ra cho đến khi anh nhận được lời khuyên từ Paul Graham, nhà điều hành Y-combinator (công ty mà Houston đăng ký chương trình cấp vốn cho các công ty mới khởi nghiệp), rằng anh cần có một cộng sự.

Houston cho biết, Graham đã nài nỉ để tạo ra "cuộc hôn nhân được sắp xếp" và nói với Houston rằng “chúng tôi sẽ không cấp vốn cho anh nếu anh không có ai đồng sáng lập với mình”
Houston cho biết “Người ta cảm thấy các công ty có đội nhóm hoạt động hiệu quả hơn các công ty chỉ có một sáng lập viên”.

Thông qua một người bạn chung, Houston đã liên hệ được với Arash, từng học tại MIT (học viện công nghệ Massachusetts - nơi Houston vừa mới tốt nghiệp).
“Chúng tôi làm quen qua email và gặp nhau ở sảnh chờ sinh viên”, Houston nhớ lại:. “Và sau hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thống nhất về cơ bản là sẽ hợp tác cùng nhau đến cuối đời”.


2. Giải quyết vấn đề mà mọi người cũng không biết là mình có


Hai câu hỏi xuất hiện trong mọi cuộc gặp gỡ lần đầu với các quỹ đầu tư mạo hiểm là: “Công ty bạn đã giải quyết vấn đề nào và độ lớn của vấn đề đó ra sao?”
Điều đặc biệt đáng lưu ý về Dropbox là công ty này đã giải quyết vấn đề mà mọi người chưa từng biết là họ đang gặp phải.

“Không có thị trường cho lĩnh vực này”, Houston cho hay. “Không ai tìm kiếm nó cả. Mọi người đang làm việc tốt và tiếp tục sử dụng ổ cứng của họ. Nếu bạn không biết bạn có vấn đề gì thì bạn sẽ chẳng tìm đến nó”.

Nhưng Houston đã bị thuyết phục là dịch vụ lưu trữ đám mây (cloud storage) rất cần thiết ngay cả với người chưa biết đến nó. Việc tự gửi email hoặc lưu trữ dữ liệu vào ổ cứng là những cách lưu trữ thông tin sẽ sớm lạc hậu, đặc biệt là khi Wi-Fi ngày càng trở nên phổ biến hơn.

“Giúp đỡ mọi người giải quyết một vấn đề mà họ không biết họ đang gặp phải, sẽ mở ra cho bạn rất nhiều cánh cửa”, anh nói thêm.


3. Khước từ khi gặp lời mời đem bán từ khi mới thành lập


Chắc hẳn, một lối thoát là mơ ước của nhiều doanh nhân. Nhưng không phải với Houston, người đã từ chối một đề nghị từ Apple với giá 100 triệu USD.

Houston kể về cuộc gặp với Steve Jobs đã trở nên rất tệ khi anh từ chối bán công ty:
“Bạn sẽ gặp một Steve lạnh lùng hoặc một Steve khó ưa", Houston nhớ lại. “Tôi đã nín thở và chờ đợi những chiếc ghế bị ném đi. Ông ấy nói với chúng tôi ‘Các anh chỉ là một tính năng chứ không phải là một sản phẩm. Các anh sẽ không bao giờ truy cập sâu được vào hệ điều hành OS của điện thoại đâu’". Houston nhếch mép cười khẩy.

“Giống như tất cả các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đang bị lôi kéo, bạn sẽ nhận được những lời đề nghị”, Houston nói.“Chúng tôi đã cho thấy rõ ràng rằng công ty này không phải để đem bán. Nhưng dù sao chúng tôi vẫn trò chuyện với Steve. Tôi nói rằng chúng tôi thực sự hãnh diện vì được chú ý, nhưng chúng tôi muốn xây dựng công ty này. Đó là một trải nghiệm lớn và là một công việc độc đáo đáng làm trong cuộc đời”.

Theo Handheld

Các tin cũ hơn