Những cách sạc pin điện thoại kỳ lạ

Thứ ba, 15/05/2012, 18:28
Từ áo sơ mi, đến giọng nói, đến hơi thở…, tất cả đều có thể sử dụng và biến thành một thiết bị tiếp nhận nhiên liệu, sạc pin cho các thiết bị xách tay, giải quyết nỗi lo “hết pin” của các tín đồ công nghệ.

>>Máy tính nhỏ chỉ bằng ổ nhớ USB bắt đầu được bán
>>Sạc pin cho điện thoại bằng nước

1. Sạc pin nhiên liệu

Thiết bị trông như chiếc bật lửa Zippo có thể sạc đầy pin cho iPhone từ 10-14 lần, trước khi bạn cần tiếp thêm nhiên liệu cho nó. Sản phẩm nhỏ bé có thể đút gọn trong túi áo, có khả năng sạc pin cho mọi thiết bị có cổng USB. Bạn có thể mang nó đi theo bất cứ đâu (kể cả máy bay), biến thiết bị nhỏ bé bằng quân bài trở nên hoàn hảo cho những ai thường xuyên phải di chuyển, và luôn thường trực nỗi lo “hết pin”. Sản phẩm do công ty Lilliputian Systems phát triển.
 

2. Thở cũng tạo ra pin


pin tho.jpg
 

Sử dụng sức mạnh của gió để tạo ra điện không có gì mới. Nhưng mặt nạ AIRE lại dùng ý tưởng cối xay gió và áp sản phẩm vào mặt bạn như một chiếc khẩu trang. Để làm gì? Nó sẽ dùng các tuabin gió nhỏ để khai thác dòng không khí bạn thở ra khi chạy, và chuyển nó thành điện để sạc cho bất cứ thiết bị nào, từ iPod đến ĐTDĐ. “Ngoài việc tiết kiệm năng lượng và giúp bảo vệ môi trường, nó cũng khuyến khích bạn tập thể dục nhiều hơn”, Joco Paulo Lammoglia, người sáng tạo ra sản phẩm đặc biệt này nói.
 

3. Nhịp đập trái tim tạo ra pin
 

Các nhà khoa học đang phát triển một hệ thống giúp các thiết bị điện tử có thể sạc pin được từ chính cơ thể con người. Nó sẽ liên quan đến một số lượng các microchip nhỏ nhúng trong cơ thể, chúng sẽ lấy năng lượng từ sự cử đọng của một cơ quan hay bộ phận trong cơ thể con người. “Có thể tưởng tượng chúng sẽ được cấy trong cơ thể bạn, và thiết bị xách tay của bạn có thể được nạp đầy pin nhờ tim đập”, trang TechCrunch giải thích.
 

4. Mũ bảo hiểm biết sạc pin
 

helmet2_468x287.jpg
 

Năm 2010, hai sinh viên kỹ thuật ở Ấn Độ đã tạo ra những chiếc mũ bảo hiểm dành cho người đi xe đạp, điều đặc biệt là những chiếc mũ này có thể thu năng lượng gió và mặt trời. Mũ được lắp đặt các pin mặt trời và một chiếc quạt nhỏ để lấy năng lượng gió. Khi đội mũ và đi xe đạp khoảng 40 phút, bạn có thể thu thập đủ năng lượng để sạc cho điện thoại. Mặc dù nó vẫn đang được phát triển, song nó sẽ sớm mang lại cho những người đi xe đạp đầy đủ lý do để không phải lo điện thoại hết pin.
 

5. Pan Charger
 

pan.jpg
 

Đi du lịch với thiết bị Android? Đừng lo. Pan Charger, do một công ty Nhật Bản phát triển, sẽ cho phép bạn sạc pin điện thoại nhờ bất kỳ nguồn sức nóng nào, chẳng hạn lửa trại. Chỉ cần đặt thiết bị gần ngọn lửa và cắm nó vào điện thoại hoặc MP3 qua cổng USB. “Không như thiết bị sạc pin mặt trời, sản phẩm có thể dùng bất kể ngày hay đêm, bất kể thời tiết nào. Nó lại rất nhỏ, cho phép mọi người dễ dàng mang theo trong túi xách”, Ryoji Funahashi, đồng phát triển sản phẩm nói.
 

6. Sạc pin bằng giọng nói
 

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đang nghiên cứu một thiết bị sạc điện thoại dùng âm thanh của giọng nói – hay tốt hơn nữa là dùng những tiếng ồn trong một vụ tắc đường, hay âm thanh của chiếc máy bay đang bay trên trời. Vẫn đang phát triển, sản phẩm dùng một cái bảng hấp thu âm thanh đặc biệt. Khi âm thanh được thu về, chúng sẽ khiến các dây kẽm chuyển động và tạo ra một dòng điện nhỏ.
 

7. Quạt sạc
 

ifan.jpg
 

Một thiết bị sạc iPhone khác, đến từ Hà Lan, cũng dùng năng lượng gió, nhưng ngay cả gió bạn tạo ra khi đi xe đạp cũng được sử dụng. iFan trông như chiếc vỏ iPhone, có gắn một chiếc quạt nhỏ ở phía trên để thu năng lượng gió. Nó có thể sạc đầy điện thoại trong 6 giờ, nhưng bạn có thể đẩy nhanh quá trình sạc lên bằng cách giữ nó bên ngoài cửa sổ xe hơi, hoặc, không có xe hơi bạn có thể buộc nó khi đi xe đạp, gắn vao ghi đông.
 

8. Sạc pin nhờ âm nhạc
 

soundcharge.jpg
 

Tại một lễ hội ở Anh năm 2011, các fan âm nhạc đã hào hứng mặc thử một chiếc áo T-Shirt đặc biệt có thể sạc pin cho ĐTDĐ của họ. Những chiếc áo được làm bằng một chất liệu đặc biệt, có tên là phim áp điện (piezoelectric film), có thể biến độ rung từ âm nhạc thành năng lượng – để rồi sau đó nhanh chóng chuyển năng lượng đó cho ĐTDĐ.
 

Theo ictnews

Các tin cũ hơn