Theo mặc định, nút Home không ở trên thanh công cụ trong Chrome. Chỉ cần kích nút cờ lê và chọn Settings. Trên trang Basics, trong phần Toolbar, tích vào hộp Show Home button. Bây giờ, bạn có thể dễ dàng đến trang chủ chỉ bằng một cú kích chuột.
Nếu bạn đánh dấu nhiều trang web, có hữu dụng hơn không nếu những trang ưa thích được hiển thị trên thanh công cụ dưới dạng biểu tượng ưa thích? Rất dễ để làm điều này. Trước hết, hãy chắc chắn thanh Bookmarks luôn được hiển thị. Kích nút cờ lê, chọn Settings và chọn Always show the bookmarks bar trong phần Toolbar. Sau đó, rất dễ dàng để chuyển trang ưa thích thành dạng là các biểu tượng.
Lưu ý: Bạn cũng có thể liệt kê những trang ưa thích hiện tại dễ dàng bằng cách nhập “chrome://bookmarks” trong Omnibox và nhấn Enter. Sau đó, kích chuột phải vào một trang ưa thích và chọn Edit.
Có những website mà có thể bạn luôn truy cập mỗi khi mở Chrome. Thay vì cứ phải gõ địa chỉ website nhiều lần, hãy ghim những website này vào thanh tab một cách cố định, vì vậy chúng sẽ mở tự động mỗi lần mở Chrome. Để làm điều này, vào website mong muốn trên một tab, kích chuột phải vào tab đó và chọn Pin tab từ thực đơn nhảy ra. Thẻ tab biến thành biểu tượng ưa thích của website và nhảy về phía ngoài cùng bên trái thanh tab.
Một cách khác để tự động mở các website truy cập mỗi lần mở Chrome là chỉ định một vài URL trong Settings. Kích nút Cờ lê, chọn Settings và kích nút Open the following pages trong phần On startup. Nhập URL trong hộp chỉnh sửa và nhấn Enter hoặc kích ra ngoài hộp chỉnh sửa để chấp nhận nó. Thêm URL những website bạn muốn. Ta cũng có thể truy cập mỗi website trên những tab riêng và sau đó kích vào Use current pages để thêm nhanh chúng vào danh sách. Các website được mở trên những tab riêng, theo thứ tự nhập chúng khi khởi động Chrome.
Có thể quản lý các tab dễ dàng với tiện ích TooManyTabs. Tiện ích hiển thị tất cả những tab đã mở, cho phép tìm kiếm qua các tab, sắp xếp tab trên màn hình hiển thị của ToomanyTabs theo thời gian tạo, domain hay tên và khôi phục những tab đóng gần đây. Bạn cũng có thể tắt những tab đang không sử dụng để tiết kiệm bộ nhớ.
Nếu không cần tất cả các chức năng trong TooManyTabs mà chỉ muốn mở lại những tab đã đóng gần đây, có những cách rất dễ dàng và tích hợp sẵn cho việc này. Trang Tab mới có một liên kết (link) đóng gần đây ở góc dưới bên phải mà hiển thị một danh sách các link tới những website từ những tab đóng gần đây. Nếu chỉ muốn mở lại tab đóng gần nhất, Kích chuột phải vào bất kỳ tab nào, chọn Reopen closed tab hoặc nhấn Ctrl + Shift + T.
Cũng có thể mở lại toàn bộ tab được mở khi đóng Chrome. Việc này có ích trong trường hợp có nhiều tab mở và Chrome bị sự cố vì một số lý do. Một cách là mở Settings từ thực đơn cờ lê và tích vào nút Reopen the pages that were open last trên trang Basics trong phần On startup.
Lưu các phiên Chrome và tải chúng bất cứ lúc nào bạn muốn bằng cách sử dụng tiện ích Session Manager. Công cụ cho phép lưu nhóm tab, đổi tên hay xóa phiên từ thư viện phiên. Điều này tiện lợi nếu bạn có nhiều trang truy cập mỗi lần mở Chrome và để lưu lại những trang bạn tìm thấy khi tìm kiếm và muốn truy cập lại lần sau. Cũng có thể sử dụng Session Buddy để quản lý các phiên Chrome.
Theo mặc định, những tab mới được mở phía bên phải của tất cả các tab khác. Tuy nhiên, có thể sử dụng một tiện ích gọi là Tab Position Customizer để chỉ định mở tab mới ở đâu, tab nào được kích hoạt khi đóng một tab và tạo một tab mới phía trước hay phía sau. Bạn cũng có thể chọn chuyển đổi một cửa sổ thành một tab trong cửa sổ gốc hay cửa sổ hiện tại.
Khi kích chuột phải vào một link và chọn Open link in new tab, thì trang mở ra trong một tab mới bên cạnh tab hiện tại. Tuy nhiên, bạn có thể chọn mở trang từ link tại một vị trí riêng trên thanh tab. Để làm điều này, kích và giữ link và kéo nó tới vị trí mong muốn trên thanh tab. Một mũi tên nhỏ chỉ thị nơi tab mới sẽ mở.
Nếu muốn chuyển một tab sang một cửa sổ Chrome mới, chỉ cần kéo tab đó ra ngoài cửa sổ trình duyệt hiện tại. Thẻ tab bị gỡ khỏi cửa sổ cũ. Bạn cũng có thể kéo nó lại cửa sổ Chrome gốc. Nếu thẻ tab bạn kéo ra khỏi một cửa sổ Chrome là thẻ tab duy nhất trên cửa sổ này thì cửa sổ sẽ đóng tự động.
Nếu bạn sao chép một URL từ một chương trình nằm ngoài Chrome và muốn mở website bằng Chrome, thường là bạn sẽ dán URL vào Omnibox và nhấn Enter. Tuy nhiên, có thể truy cập nhanh và trực tiếp hơn bằng cách kích chuột phải vào thanh địa chỉ, hay Omnibox và chọn Paste and go. Nếu đã sao chép đoạn văn bản nằm ngoài Chrome mà muốn tìm kiếm bằng Google, hãy kích chuột phải vào Omnibox và chọn Paste and Search. Kết quả tìm kiếm của Google sẽ hiển thị trên tab hiện tại.
Nếu có một từ hay cụm từ trên một website xa lạ với bạn thì có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm kiếm nó trên Google. Chọn từ hay cụm từ, kích chuột phải và chọn Search Google for từ thực đơn xổ ra. Một tab mới mở ra chứa kết quả tìm kiếm của Google.
Không những có thể sử dụng Omnibox để tìm kiếm trên Google mà ta còn có thể dùng nó để thực hiện tính toán hay quy đổi đơn giản. Ví dụ như, gõ “7*20” hoặc đổi “2 miles in km” và đợi. Trong vòng 1 đến 2 giây sau, kết quả sẽ được hiển thị trong hộp xổ xuống.
Bạn có thể thay đổi engine tìm kiếm mặc định bằng cách, kích chuột phải vào Omnibox và chọn Edit search engines từ cửa sổ hiện ra. Những thiết lập mở trên một tab mới và trang Search Engines hiện ra. Những engine tìm kiếm mặc định được liệt kê trong hộp phía trên. Khi bạn sử dụng một hộp tìm kiếm trên một website riêng, như How To Geek, website đó được thêm vào như một engine tìm kiếm dưới những engine khác. Bạn cũng có thể chọn làm một trong những engine tìm kiếm mặc định hay những engine khác mặc định khi sử dụng Omnibox để thực hiện tìm kiếm. Chỉ cần kéo chuột tới engine tìm kiếm mong muốn và kích vào nút Make default hiện ra.
Khi bắt đầu gõ trong Omnibox, một danh sách các kết quả khác nhau xổ xuống. Có nhiều biểu tượng khác nhau chỉ thị loại kết quả hiển thị.
Các ứng dụng web trên Chrome thực ra là những website thông thường được tối ưu cho Chrome. Chúng được cài trên trình duyệt và hiển thị trên trang New Tab dưới dạng biểu tượng. Hầu hết ứng dụng là miễn phí, nhưng một số phải mua từ Chrome Web Store.
Nếu bạn sử dụng nhiều máy tính thì tính năng đồng bộ trong Google có thể rất có ích. Ta có thể đồng bộ những trang ưa thích, tiện ích, nền và nhiều thứ khác tới tài khoản trên Google, vì thế các thiết lập sẽ sẵn sàng trong Chrome trên bất cứ máy nào đang sử dụng. Bạn phải đăng nhập vào tài khoản Google của mình để có thể đồng bộ dữ liệu trong Chrome. Kích nút cờ lê, chọn Settings và kích Personal Stuff trên thực đơn Settings phía bên trái. Kích Sign in to Chrome trong phần Sign in. Nhập địa chỉ Gmail và mật khẩu sau đó kích Sign in.
Nếu bạn không muốn để dữ liệu của mình thường trực với Google, hãy xóa dữ liệu trình duyệt đồng bộ bằng cách đến Google Dashboard.
Nếu đang dùng chung máy với người khác hay nếu đang dùng một máy công, có thể bạn không muốn hoạt động duyệt web bị ghi lại. Chrome tạo ra một chế độ duyệt riêng tư, gọi là Incognito. Bất kỳ trang web và file nào mở và tải về trong chế độ ẩn danh đều không được lưu lại trong lược sử trình duyệt và lược sử tải về. Những Cookie được tạo trong chế độ ẩn danh bị xóa khi đóng cửa sổ ẩn danh. Tuy nhiên, bất cứ thay đổi nào liên quan tới những thiết lập, đánh dấu trang hay chỉnh sửa vẫn được lưu lại.
Để mở một cửa sổ ẩn danh, kích vào nút cờ lê và chọn New incognito window từ thực đơn xổ xuống. Một cửa sổ đặc biệt hiện ra. Nhập URL trong Omnibox để truy cập trang này. Lược sử duyệt và tải hay cookie từ bất cứ website nào được truy cập trong cửa sổ này sẽ không được lưu.
Lưu ý: Có thể nhấn Ctrl + Shift + N để mở một cửa sổ ẩn danh mới.
Mở một link trên một trang web ở cửa sổ ẩn danh bằng cách kích chuột phải vào link và chọn Open link in incognito window từ thực đơn hiện ra.
Nếu thường xuyên dùng chế độ ẩn danh thì bạn có thể thiết lập một biểu tượng tắt cho Chrome để khởi động Chrome ở chế độ ẩn danh một cách tự động. Hãy tạo một bản sao của biểu tượng tắt Chrome thông thường để có thể khởi động nhanh ở chế độ ẩn danh. Kích chuột phải vào bản sao và chọn Properties từ thực đơn hiện ra. Trong hộp Target trên thẻ Shortcut, sau câu lệnh khởi động Chrome, đánh dấu cách một lần rồi gõ “-incognito”. Kích OK để lưu thay đổi. Kích vào biểu tượng tắt mới này sẽ mở Chrome trong chế độ ẩn danh.
Các cookie giúp lưu lại thông tin đăng nhập một website bằng cách lưu thông tin ID. Cookie cũng được dùng để lưu thông tin mua sắm (shopping cart). Tuy nhiên, không phải tất cả cookie đều lành tính. Chúng cũng có thể được dùng để theo dõi hoạt động trực tuyến. Giám sát cookie là một việc làm đơn giản giúp bảo vệ thông tin cá nhân. Nếu không sử dụng chế độ ẩn danh, và muốn xóa cookie thủ công, hãy kích vào nút cờ lê, chọn Settingstừ thực đơn. Kích vào Under the Hood trong thực đơn Settings bên trái thẻ Settings. Trong phần Privacy, kíchClear browsing data. Một cửa sổ nhảy ra. Để xóa cookie, chọn Delete cookies and other website and plug-in data. Bạn cũng có thể xóa lược sử duyệt web ở đây. Chọn giai đoạn mà bạn muốn xóa những item từ danh sách xổ xuống. Khi đã chọn xong, kích Clear browsing data.
Cũng có thể xóa cookie của một website trên một tab chỉ định bằng tiện ích TabCookies. Tiện ích này xóa toàn bộ cookie tạo bởi một website trên một tab khi ta đóng tab. Lưu ý rằng, tuy thế, tất cả các tab mở cho website đó phải bị đóng để cookie được xóa. Nếu các cookie cho 1 tab đã đóng đang được dùng bởi những tab khác, thì chúng sẽ không bị xóa cho đến khi những tab đó cũng bị đóng. Nếu quyết định giữ lại cookie của một website đang xem, kích vào biểu tượng cookie trong Omnibox trong khi ở tab mở tới website đó.
Đồng bộ thiết lập Chrome với tài khoản Google cho phép ta sử dụng lại chúng trên nhiều máy. Khi đồng bộ thiết lập, lược sử Omnibox (mọi thứ được gõ trong thanh địa chỉ, bao gồm URL và tìm kiếm) được đồng bộ cùng với bookmarks, mật khẩu và tiện ích mở rộng. Tuy nhiên, nếu lăn tăn về vấn đề bảo mật và không muốn đồng bộ một dữ liệu nhất định nào đó, bạn có thể chọn loại dữ liệu muốn hoặc không muốn đồng bộ. Kích vào nút cờ lê và chọn Settings từ thực đơn. Kích vào Personal Stuff từ thực đơn Settings bên trái. Trong phần Sign in, kíchAdvanced.
Lưu ý: Người dùng phải đăng nhập Google để đồng bộ thiết lập.
Nếu muốn chọn dữ liệu không muốn đồng bộ, chọn Choose what to sync từ danh danh sách xổ xuống. Theo mặc định, toàn bộ thiết lập được chọn để đồng bộ. Bỏ dấu tích ở những item không muốn đồng bộ. Bạn cũng có thể quy định chỉ muốn mã hóa bảo mật mật khẩu hay mã hóa toàn bộ dữ liệu. Theo mặc định, mật khẩu tài khoản được dùng làm cơ sở mã hóa dữ liệu. Nếu muốn quy định một mật khẩu khác, chọn nút Choose my own passphrase và nhập mật mã mong muốn vào cả hai hộp hiện ra. Kích OK để chấp nhận thay đổi và quay trở về thẻ Settings.
Một mức bảo vệ khác là gán một mật khẩu cho bản thân trình duyệt Chrome, yêu cầu nhập mật khẩu để mở trình duyệt. Điều này thật hữu ích khi bạn dùng chung máy với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp. Hãy cài tiện ích Simple Startup Password. Để quy định mật khẩu, kích nút cờ lê và chọnTools|Extensions từ thực đơn. Kích link Options cho tiện ích Simple Startup Password, nhập mật khẩu mong muốn và kích Save. Bây giờ, bạn sẽ phải nhập mật khẩu mỗi lần mở Chrome. Không có gợi ý nào cho mật khẩu, vì thế đừng quên nó!
Lưu ý: Nhược điểm của tiện ích này là mật khẩu hiện lên dưới dạng văn bản thường trong hộp thoại.
Bạn có thể dễ dàng xem và thay đổi một số dữ liệu trình duyệt và những thiết lập bằng cách sử dụng những URL đặc biệt, bắt đầu bằng “chrome://”. Nhập “chrome://about” để hiển thị danh sách toàn bộ URL của Chrome. Những URL này cho phép xem lược sử duyệt web, tải về, các trang ưa thích, tiện ích và nhiều tính năng ẩn khác.
Cũng như bất kỳ trình duyệt nào khác, Chrome theo dấu những website bạn truy cập. Điều này làm nó dễ dàng truy cập lại những website đó bằng cách sử dụng chức năng auto-complete tích hợp sẵn trong Chrome. Tuy vậy, nếu băn khoăn về tính riêng tư hoặc quên không bật chế độ ẩn danh, bạn vẫn có thể dễ dàng xóa lược sử duyệt web. Để vào lược sử duyệt web, chọn History từ thực đơn hoặc nhấn Ctrl + H. Hoặc, nhập “chrome://history” trong Omnibox và nhấn Enter. Tuy nhiên, cũng có một cách dễ dàng để truy cập lược sử chỉ với một cú kích chuột bằng cách sử dụng nút nhanh trên thanh công cụ.
Để lấy một danh sách ngắn và nhanh những website đã truy cập trước đó, kích chuột phải vào nút Back hoặc kích và giữ vào nó. Một danh sách ngắn những website gần đây được liệt kê trên thực đơn xổ xuống với một tùy chọn Show Full History ở cuối thực đơn để mở trang lược sử.
Để truy cập một danh sách item đã tải về, chọn Download trong thực đơn từ nút cờ lê hoặc nhấn Ctrl + J. Hoặc, nhập “chrome://downloads” trong Omnibox và nhấn Enter. Để gỡ một item từ danh sách tải về, kíchRemove dưới link.
Theo mặc định, Chrome tải file về thư mục Downloads. Nếu muốn lưu file đến vị trí khác, kích nút cờ lê và chọnSettings từ thực đơn. Kích Under the Hood trong thực đơn Settings phía bên trái thẻ Settings. Cuộn xuống phần Downloads và kích vào Change phía bên phải hộp Download location.
Thay cho vị trí lưu file mặc định, bạn có thể thiết lập Chrome luôn hỏi vị trí bạn muốn lưu file tải về bằng cách tích vào hộp Ask where to save each file before downloading.
Khi đã tải một file về, ta có thể dễ dàng chuyển nó tới vị trí khác bằng cách kéo thả nó từ danh sách Downloads trong Chrome tới một thư mục trong Windows Explorer.
Nếu muốn tạo nhiều Google Docs, có một tiện ích gọi là Docs Quickly cho phép tạo Google Docs ở bất kỳ website nào trong Chrome. Chỉ cần kích một nút trên thanh công cụ, trang Google Docs sẽ (docs.google.com) được khởi chạy tự động và một tài liệu (document) mới được tạo ra.
Lưu ý: Nếu bạn đã đăng nhập cả Google Apps và Gmail, những tài liệu mới sẽ được tạo dưới tài khoản Gmail.
Mỗi tab trong trình duyệt Chrome được liệt kê như là một process riêng trong Task Manager của Chrome. Điều này cho phép bạn đóng bất cứ tab nào đang gây vấn đề cho bạn mà không cần đóng cả Chrome. Task manager hiển thị những tab mở và tiện ích được cài đồng thời chỉ cho bạn những tài nguyên bộ nhớ và CPU được dùng bởi mỗi tab và tiện ích. Truy cập Task Manager bằng cách kích vào thực đơn cờ lê và chọn Tool|Task Manager. Để đóng một tab hay tiện ích có vấn đề, chọn nó trong danh sách và kích End process.
Lưu ý: Cũng có thể kích chuột phải vào biên trên cửa sổ trình duyệt và chọn Task Manager từ thực đơn hiện ra hoặc nhấn Shift + Esc.
Người dùng có thể đối mặt với những hộp văn bản (chứa nhiều dòng) quá nhỏ và muốn nó lớn hơn thay vì sử dụng thanh cuộn. Google Chrome cho phép định lại cỡ những hộp văn bản này. Ở góc dưới bên phải của hộp văn bản nhiều dòng, bạn sẽ thấy hai đường kẻ chéo . Kích chuột vào những dòng đó và kéo để định cỡ hộp văn bản theo ý mình.
Lưu ý: Bạn chỉ có thể định cỡ những hộp văn bản chứ không chỉnh được kích thước dòng kẻ.
Trong nhiều trường hợp, việc sao chép và dán văn bản vào trang trong Chrome kéo theo một lượng lớn mã HTML và CSS không mong đợi hoặc những link kèm theo văn bản được sao chép cùng. Hãy copy văn bản bình thường từ một trang web và khi dán, hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + V thay cho Ctrl + V. Tất cả những link, mã HTML hay CSS sẽ bị xóa và chỉ còn lại văn bản thuần.
Chrome cho phép chỉnh sửa trang web trực tiếp trong trình duyệt. Để làm điều này, kích chuột phải vào trang web và chọn Inspect element từ thực đơn hiện ra. Sửa mã nguồn HTML và nhấn Enter để xem kết quả.
Khi mới cài Google Chrome, người dùng sẽ được hỏi có muốn đặt Chrome làm trình duyệt mặc định hay không. Nếu chọn No lúc đó và muốn thay đổi lại, kích vào nút cờ lê, chọn Settings từ thực đơn. Kích Basics trong thực đơn Settings phía bên trái nếu màn hình đó không hoạt động, cuộn xuống phần Default browser và kích vàoMake Google Chrome my default browser.
Đây là một số phím tắt để sử dụng Chrome nhanh và hiệu quả.
Tất cả những tính năng và tiện ích này sẽ giúp tăng cường trải nghiệm duyệt web của bạn trên Google Chrome.
Theo Quantrimang