|
ĐBSCL đang đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là phù sa ngày càng ít |
Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu biển và đảo (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) tổ chức.
Sẽ không còn bùn cát bồi đắp châu thổ
"Châu thổ thành hình là nhờ bùn cát và mực nước biển tương đối bình ổn. Nay, hai yếu tố này không còn nữa thì tương lai của châu thổ sẽ không chắc chắn". TS Lê Xuân Thuyên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM |
Trước đây khi chưa có đập ở thượng nguồn, mỗi năm ĐBSCL đón nhận lượng phù sa khoảng 160 triệu tấn. Lượng phù sa này có thể phủ đều toàn đồng bằng với độ dày 2mm, đủ để bù cho tốc độ nước biển dâng.
Nhưng hiện nay nền đất ở ĐBSCL đang bị lún nhanh gấp hàng chục lần so với lượng phù sa bồi đắp. Một kết quả nghiên cứu mới được công bố gần đây cho biết vùng ven biển, rừng ngập mặn ở ĐBSCL đang lún chìm với tốc độ khoảng 3cm/năm và tốc độ lún tại nhiều nơi khác ở đồng bằng cũng trên 1cm/năm.
Theo TS Lê Xuân Thuyên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, vấn đề của ĐBSCL là nước biển dâng, nền đất bị lún và lượng phù sa bồi đắp tự nhiên ngày càng ít. Lượng phù sa Mê Kông về ĐBSCL năm 2004 giảm đến 1/3 so với năm 1982 và tới nay, chắc chắn còn sụt giảm nhiều hơn vì có nhiều hồ đập được đưa vào xây dựng và vận hành.
Thậm chí, trong tương lai có thể sẽ không còn bùn cát đổ về bồi đắp cho châu thổ nữa. “Châu thổ thành hình là nhờ bùn cát và mực nước biển tương đối bình ổn. Nay, hai yếu tố này không còn nữa thì tương lai của châu thổ sẽ không chắc chắn”, TS Thuyên cảnh báo.