|
Đại diện Công an, VKSND tỉnh Sơn La tại họp báo chiều 19/11. |
Năm 2003, việc di dân, tái định cư để thực hiện dự án Thủy điện Sơn La được bắt đầu. Năm 2005, tỉnh Sơn La đã hoàn thành việc đền bù, di dân tái định cư cho hơn 20.000 hộ dân với hơn 92.000 nhân khẩu ra khỏi vùng ngập lụt. Đến năm 2014, UBND tỉnh ra quyết định số 617 về việc cho phép đo đạc bản đồ, xem xét phần chưa bồi thường di dân tái định cư để xử lý nhằm đảm bảo đời sống người dân.
Lúc này, bị can Trương Tuấn Dũng giữ chức Phó chủ tịch thường trực huyện Mường La đã cùng các bị can khác đo đạc lại đất đai theo hướng tăng diện tích lên nhiều lần. Đơn cử, đất của bị can Đèo Văn Ban - nguyên cán bộ huyện Mường La chỉ hơn 4ha, phần còn lại bị ngập nước nhưng sau đo đạc tăng lên 17ha. Khi ông Dũng được bổ nhiệm làm Phó GĐ Sở Tài chính, ông Phan Tiến Diện được bổ nhiệm từ GĐ Phòng TN&MT huyện Mường La lên Phó chủ tịch thường trực huyện.
Ông Diện tiếp tục thực hiện sai phạm như người tiền nhiệm, chủ yếu ở các khâu lập bản đồ địa chính, thu hồi và bồi thường không đúng quy định... Theo điều tra, 2 nguyên Phó chủ tịch huyện đã ra hơn 60 quyết định thu hồi đất, 46 quyết định phê duyệt phương án bồi thường sai quy định. Vì vậy, các ông Dũng - Diện và 11 người khác bị khởi tố tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong khi đó, bị can Triệu Ngọc Hoan - GĐ Sở TN&MT tỉnh Sơn La đã ký xác nhận 16 bản đồ của đơn vị đo đạc dù không kiểm tra, thẩm định kỹ. Vì vậy, ông Hoan và 3 người khác bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Hoan bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Toàn huyện Mường La có hơn 600 hộ dân thuộc diện có hồ sơ đất đai được lập khống. Các hồ sơ này thường tăng diện tích đất so với thực tế hoặc không đúng loại đất (đất rừng phòng hộ thành đất rừng sản xuất)… để nhận tiền bồi thường của Nhà nước, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Toàn huyện Mường La có hơn 600 hộ dân thuộc diện có hồ sơ đất đai được lập khống. Các hồ sơ này thường tăng diện tích đất so với thực tế hoặc không đúng loại đất (đất rừng phòng hộ thành đất rừng sản xuất)… để nhận tiền bồi thường của Nhà nước, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. |
Theo Tiền Phong