Thực tế cho thấy, kết quả quân sự trên chiến trường quyết định kết quả trên bàn đàm phán…
Đàm phán hòa bình cho Syria tại Geneva bởi LHQ đã vô dụng |
Đàm phán hòa bình cho Syria bất thành, Geneva thất bại…
Trước tháng 1 năm 2016, tại Syria, nếu như ai đó có ý tưởng tổ chức một hội nghị hòa bình cho Syria mà một bên trong đó là chính quyền Assad và bên kia là các lực lượng “nổi dậy”... thì ý tưởng đó là điên rồ, ảo tưởng.
Nên hiểu rằng: Lực lượng chống đối ở Syria chỉ chọn hình thức chiến đấu thực sự là vì có sự tham gia của những kẻ bảo trợ nước ngoài. Đó trước hết là Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, chứ không hẳn là Mỹ như một số nhà nghiên cứu chính trị nhận định.
Saudi Arabia đứng sau Jabhat al-Nusra, Qatar đứng sau IS. Người Thổ Nhĩ Kỳ đương nhiên nhập bọn với Qatar, nhưng cũng còn đánh lá bài “nước lớn của người Thổ” ở Syria thông qua người Turkmen.
Trước khi Nga đưa quân vào Syria, các nhà bảo trợ này hành động phối hợp với nhau xuất phát từ một nhiệm vụ tạm thời là lật đổ chế độ của Bashar Assad, dù tồn tại trong liên minh những mâu thuẫn gay gắt và những cuộc đụng độ thanh toán lẫn nhau…
Vậy, thử hỏi các lực lượng này muốn đàm phán hòa bình với Assad không hay là to miệng nhất quyết “Assad must go”? Tất nhiên là không.
Có một câu châm ngôn hiện đại nhưng rất hiện thực mà chúng ta đã từng nghe trong các cuộc khủng hoảng tại Syria, Ukraine gần đây là: “Nếu ai không lắng nghe lời ông Sergei Lavrov thì buộc phải làm việc với ông Sergei Shoigu”…
Vâng, họ - lực lượng “đối lập” và thế lực chống lưng đã “không nghe, không muốn làm việc với Sergei Lavrov - Ngoại trưởng Nga” thì đương nhiên, ngài Sergei Shoigu - Bộ trưởng QP Nga phải làm việc với họ.
Từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2016 ông Sergei Shoigu đã “làm việc” không nghỉ kết thúc bằng chiến dịch giải phóng Aleppo. Tháng 3/2016, Shoigu tuyên bố rút quân để “ngơi tay”, để tạo điều kiện cho ông Sergei Lavrov làm việc…
Khi Aleppo được giải phóng, các nhà bảo trợ đã thấy rõ là đã không thể và sẽ không thể lật đổ Bashar Assad trong tương lai và hiện tại khiến hy vọng đã chấm hết, đồng thời, do đó, điều này kích hoạt cho các khuynh hướng ly tâm trong đội ngũ những thế lực bảo trợ cho phe nổi dậy tại Syria.
Đây chính là ý nghĩa quyết định của trận Aleppo mà ông Shoigu tạo ra cho ông Lavrov. Và, chỉ có như thế, các lực lượng phiến quân và các thế lực đứng sau nó mới chịu “làm việc” với ông Lavrov, ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra một giải pháp chính trị hòa bình cho Syria.
Tuy vậy, các lực lượng cái gọi là “đối lập” kéo nhau đến Hội nghị bàn về hòa bình cho Syria được tổ chức tại Geneva do LHQ chủ trì nhưng đang còn ý chí và thực lực vẫn nghênh ngang hô vang “Assad must go” thì...chỉ mất thời gian. Geneva là vô dụng.
Đàm phán tại Astana không thành…
Hội nghị về Syria ở Astana |
Có thể nói, bất cứ lúc nào, bất cứ ai, dù có lạc quan đến mấy cũng không tin rằng LHQ sẽ tổ chức thành công hội nghị hòa bình cho Syria tại Geneva, bởi lẽ, không chỉ phe “đối lập” mà “Mỹ cũng không có ý muốn Syria được hòa bình” như đại sứ Syria tại LHQ tố cáo.
Trong nhiều lần đàm phán với Mỹ… ông Sergei Lavrov mới chỉ thành công “phân loại khủng bố”, điều mà trước đây Mỹ từ chối đây đẩy và tạo ra 4 khu vực “giảm leo thang”.
(Mỹ buộc phải công nhận với Nga lực lượng nào là khủng bố, lực lượng nào là “ôn hòa” và tạo ra 4 khu vực “giảm leo thang” trong đàm phán Astana do Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran bảo trợ là một thắng lợi về đối ngoại của Lavrov).
Tuy nhiên, chưa đủ, chưa có gì gọi là giải pháp hòa bình, đây mới chỉ là việc “chỉ thị mục tiêu” cho SAA và VKS Nga cùng các lực lượng khác của ông Sergei Shoigu “làm việc” mà thôi.
Sau tuyên bố rút quân 3/2016, lực lượng của Sergei Shoigu tăng nhanh trở lại và thay đổi về chất lượng và phương tiện nhằm phục vụ cho phương thức tác chiến mới.
Sergei Shoigu làm việc cần mẫn, tích cực…đã tiêu diệt hơn 54.000 tay súng của các đơn vị vũ trang bất hợp pháp (trong đó có hơn 2,8 ngàn tên đến từ Liên bang Nga và 1,4 ngàn tên từ các nước láng giềng gần của Nga).
Nga đã thực hiện cuộc “đánh chặn từ xa” thành công khi đã có cơ hội tập hợp những tên này ở Syria và tiêu diệt cả loạt thay vì tóm từng tên trên lãnh thổ của mình và cũng có thể là trên lãnh thổ các nước cộng hòa Trung Á rất khó khăn và nguy hiểm…
Ngày 11/12/2017 Tổng tư lệnh Putin tại căn cứ không quân Khmeimim-Syria, chính thức tuyên bố “chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố và rút quân”.
Đã đến lúc hòa bình, giải pháp chính trị hòa bình cho Syria khi lực lượng lớn khủng bố Nhà nước Hồi giáo bị đánh tan sẽ “nằm trong tầm tay” được tổ chức lại Geneva? Xem ra rất viễn vông.
Giờ đây, dư luận chỉ trông đợi vào cuộc đàm phán tại Astana do Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran bảo trợ.
Nhưng, ý chí, tư tưởng của ngài Lavrov khi muốn bỏ định dạng Geneva, tạo một sự thay thế có liên quan đến sự tham gia của phe đối lập trong cuộc đàm phán với vị trí không thay đổi chế độ Bashar Assad đã không thể đưa đến kết quả.
Phe “đối lập” một lần nữa lại rời bỏ bàn đàm phán khi Mỹ đã hiện diện ngày càng tăng tại Bắc Syria và đang tạo “lò ấp” khủng bố chống lại chính quyền Assad.
Tổng thống Putin không nói chơi!
Nga rút quân nhưng Putin tuyên bố: “…Nếu những kẻ khủng bố lại ngóc đầu dậy, chúng ta sẽ xử lý bằng các cuộc đình công chưa từng có, không giống như bất cứ điều gì họ đã thấy…”.
Quân khủng bố tại Syria chưa bao giờ “hưởng lợi” khi Nga rút quân! |
Thực tế trên chiến trường Syria không có chữ “nếu” và không có khoảng thời gian cho chữ “nếu” khi đồng thời với tuyên bố của Putin thì VKS Nga cùng các lực lượng Assad đã tấn công khủng khiếp hơn vào các nhóm, ổ khủng bố tại các “ốc đảo” tại các khu vực “giảm leo thang”.
Hơn ai hết, Nga và chính quyền Assad hiểu rằng, con đường duy nhất đến một giải pháp chính trị hòa bình cho Syria khi cái gọi là lực lượng “nổi dậy” phải đánh quỵ hoặc đầu hàng.
Lịch sử chiến tranh cho thấy, để kết thúc chiến tranh tuyệt đối thì kẻ địch phải bị tiêu diệt hoặc đầu hàng, nếu kết thúc chiến tranh bằng đàm phán thì kẻ địch phải đánh quỵ, đánh tan không ngóc đầu dậy được.
Trong tình thế Syria hiện nay, chính quyền Assad muốn có một giải pháp chính trị hòa bình, kết thúc chiến tranh thì phải đánh tan, đánh quỵ lực lượng khủng bố, chống đối, giải phóng toàn bộ Ghouta, Hom, Hama và đặc biệt là Idlib.
Chỉ lúc đó kẻ địch mới ngoan ngoãn ngồi vào bàn đàm phán. Hòa bình mới thực sự được thiết lập.
Theo Đất Việt