Trung Quốc, Mỹ nói gì khi mất địa điểm ký kết thỏa thuận thương mại?

Thứ năm, 31/10/2019, 08:30
Dù rằng việc Chile hủy tổ chức APEC tạo ra thách thức không nhỏ với chính quyền Trump và Trung Quốc, nó cũng giúp cho các nhà lãnh đạo hai bên có thêm thời gian.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Bloomberg)

3 người trong giới thạo tin với các cuộc đối thoại thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cho biết nhóm làm việc này đã cân nhắc về nhiều địa điểm trong những tuần gần đây khi mà các cuộc biểu tình không ngừng kéo dài dẫn đến rủi ro việc hội nghị thượng đỉnh APEC bị hủy khi căng thẳng leo thang tại Chile.

Sau khi Chile chính thức hủy tổ chức APEC, phát ngôn viên Nhà Trắng, ông Hogan Gidley, tuyên bố: “Chúng tôi đã trông chờ việc chốt được giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại lịch sử với Trung Quốc trong cùng khung thời gian và khi nào chúng tôi có thông báo, chúng tôi sẽ cho các bạn biết”.

Đại sứ quan Trung Quốc tại Washington đã không trả lời ngay lập tức những đề nghị đưa ra bình luận của giới báo chí. Đại diện Thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer, nói “Không có bình luận gì” khi được phóng viên hỏi liệu việc Chile hủy tổ chức APEC sẽ ảnh hưởng thế nào đến kế hoạch ký kết thỏa thuận thương mại.

Triển vọng của cuộc gặp Trump -  Tập tại Sandiago vào tháng tới đã hỗ trợ giúp thị trường tăng điểm trong những tháng gần đây khi mà nhà đầu tư chờ đợi dấu hiệu kết thúc của cuộc chiến tranh thương mại kéo dài nhiều năm giữa hai nước. S&P 500 tạm rớt xuống mức thấp trong phiên sau khi cuộc gặp bị hủy.

Giới chức Mỹ và Trung Quốc đã làm việc nhiều tuần để có thể hoàn thành được chi tiết của thỏa thuận thương mại giai đoạn một được Tổng thống Trump thông báo tại phòng Bạch Ốc với nhà đàm phán hàng đầu Trung Quốc, ông Lưu Hạc.

Gần đây, hai bên tuyên bố họ đã có những bước tiến lớn với thỏa thuận thương mại, trong đó Trung Quốc nối lại mua nông sản Mỹ đồng thời có những cam kết về bản quyền trí tuệ cũng như tiền tệ nhằm đổi lấy việc Tổng thống Trump không tiếp tục áp thuế với hàng Trung Quốc. Thế nhưng việc chốt lại những điều trên trước hội nghị thượng đỉnh tại Chile ngày 16-17/11/2019 vẫn luôn bị coi như thách thức.

Dù rằng việc Chile hủy tổ chức APEC tạo ra thách thức không nhỏ với chính quyền Trump và Trung Quốc, nó cũng giúp cho các nhà lãnh đạo hai bên có thêm thời gian. Việc chuyển thời hạn chót cũng làm giảm áp lực lên hai bên nhằm chốt được thỏa thuận ban đầu và tiếp tục hướng đến các cuộc đối thoại toàn diện hơn.

Chuyên gia về Trung Quốc tại trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế, ông Jude Blanchette, nói: “Nếu cả hai bên muốn chốt giai đoạn một, việc hủy hội nghị thượng đỉnh chỉ là vấn đề về địa điểm chứ không phải có thể ngăn cản được tất cả. Tuy nhiên nếu cả hai bên không muốn chốt thỏa thuận vào giữa tháng 11/2019, việc hủy hội nghị thượng đỉnh mang đến lý do hợp lý cho cả hai bên để kéo dài thời gian”.
Theo BizLive

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích