Vấn đề chưa nổi cộm (?!)
Khi trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Qúy – Chủ tịch UBND xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín cho biết: “Tình trạng học sinh phổ thông trung học nợ nần ở địa phương không phải là vấn đề nổi cộm. Cá biệt chỉ có vài trường hợp nhưng gia đình né tránh, cố bưng bít nên xã cũng không có con số cụ thể để thống kê và tìm cách khắc phục”.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Phiên – Phó trưởng Công an huyện Thường Tín: “Trên địa bàn huyện hầu như chưa xử lý vụ nào liên quan giữa hai đối tượng: bên cho vay lãi và học sinh, sinh viên. Đa số họ đều tự thỏa thuận rồi giải quyết bên ngoài xã hội chứ không mấy khi đưa nhau đến cơ quan công an, pháp luật”.
Qua tìm hiểu của phóng viên tại một số cơ quan công an như phường Vĩnh Tuy, phường Văn Quán – Hà Đông (Hà Nội) cũng được biết, từ trước đến nay hầu như chỉ giải quyết những vụ va chạm trong vay lãi, nợ nần giữa đối tượng lớn tuổi, đã từng đi làm còn học sinh, sinh viên thì dường như là rất hiểm hoặc không có.
Hoàng, Dũng Chí đã từng là dân trong nghề cho vay nặng lãi nhưng giờ “rửa tay gác kiếm” chia sẻ thêm kinh nghiệm để xử lý những trường hợp “con nợ cứng đầu” không có điều kiện trả. Thứ nhất là hai bên giữa người vay – người cho vay thỏa thuận nếu không thỏa thuận được bên cho vay sẽ đến tận nhà siết nợ bố mẹ bên vay.
Bố mẹ đồng ý trả theo đồ đạc hoặc theo tiền mặt trong nhà thì tùy miễn là đúng với số tiền vay nợ. Trong trường hợp gặp gia đình nào “ rắn mặt, lên gân” không chịu trả hộ con thì sẽ đến tận trường đưa giấy báo nợ hoặc dằn mặt giữa đường bao giờ con nợ chịu “moi tiền” mới xong.
|
Theo VNN