Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh nhân "tố" bị "ép" mua cơm

Thứ hai, 01/10/2012, 14:39
Ốm không ăn được, hàng ngày tôi vẫn phải mua 3 bữa cơm với giá 54.000 đồng. Thức ăn lấy về lại đổ đi vì không thể nuốt được. Như thế có khác nào ép bệnh nhân phải mua cơm…” - bệnh nhân Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai phản ánh về thực trạng không ăn cơm cũng phải mua.


>>Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội: Nhiều xét nghiệm dồn vào nơi 'xã hội hóa'
>>Đình chỉ công ty thức ăn công nghiệp gây ngộ độc
>>Bị đuổi việc vì phát hiện thức ăn có dòi 
>>Hóa chất tẩm thức ăn, thứ nào cũng có

Ốm không ăn vẫn phải… mua cơm

Thời gian gần đây, một số bệnh nhân Khoa Truyền Nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) phản ánh đến các cơ quan báo chí về việc trong quá trình điều trị tại Bệnh viện, các bệnh nhân không ăn cũng phải mua cơm từ căng-tin Bệnh viện với giá 54 đến 74 nghìn đồng/3 bữa. 

Để tìm hiểu những thông tin liên quan, PV đã đến Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, nhiều bệnh nhân cho biết, hầu hết các bệnh nhân ở khoa truyền nhiễm, dù mắc bệnh nào đi nữa, không ăn được cơm vẫn phải mua cơm của bệnh viện, không mua cơm vẫn phải trả tiền và thanh toán vào tiền viện phí.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Hiên điều trị xơ gan tại phòng 301, Khoa Truyền nhiễm cho biết: "Tôi thuộc diện hộ nghèo, kinh tế khó khăn, đã vào Khoa Truyền nhiễm được 10 ngày. Nhưng khi điều trị tại đây, một ngày tôi phải mua 3 suất cơm, sáng, trưa, chiều với giá 54.000 đồng/ngày. Tôi không nuốt được, đa số lấy cơm về xong lại đổ đi nhưng vẫn phải trả tiền.

Cơm bệnh viện nấu không ngon, một suất cơm trưa có giá hơn 20.000 đồng nhưng chỉ có một quả trứng, 2 miếng đậu, rau, có hôm thì có mấy miếng thịt. Nhiều lúc, tôi muốn ăn ở ngoài, ăn những gì tôi thích nhưng cơm bệnh viện không mua vẫn tính tiền nên bắt buộc phải nhận cơm mỗi bữa”.
 
bv custom.jpg - 29.16 KB
Bà Nguyễn Thị Hiên đang đợi lấy cơm.

“Cả phòng 301 có hơn 20 bệnh nhân, trong đó đa số là người nghèo, nhiều người không muốn nhận cơm bệnh viện nhưng không mua cũng phải trả tiền, khác nào ép bệnh nhân nghèo phải mua cơm”, bà Hiên bức xúc.

Theo tìm hiểu của PV, sáng 7h, trưa 11h và tối 17h, trước cửa Khoa Truyền nhiễm đều có xe của căng-tin bệnh viện chở cơm đến, các bệnh nhân lại xếp hàng nhận cơm. Nhiều người nhận cơm mà không vui vì thức ăn không hợp khẩu vị của họ nhưng vẫn phải lấy. Và lý do căn bản là dù họ không lấy cơm vẫn bị trừ tiền cơm từ tiền viện phí.
 
bv1 custom.jpg - 38.11 KB
Bệnh nhân nghèo Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày 3 lần đi nhận cơm.

“Bố tôi bị bệnh nặng, không muốn ăn, định mang cơm nhà đi nhưng Bệnh viện đã tính tiền ăn mỗi bữa nên đành để ông cụ ăn cơm viện, nếu mang cơm nhà đi nữa thì kinh phí tốn kém thêm rất nhiều. Suất cơm bệnh viện ít món, lại không phải món cụ thích nên cụ không ăn, nhiều lúc phải đổ đi”, anh Thanh, người nhà bệnh nhân phòng 301, khoa Truyền nhiễm, cho biết.

Bệnh nhân phải ăn theo chế độ

Để làm rõ những thắc mắc của các bệnh nhân liên quan đến việc Bệnh viện "ép" mua cơm, PV đã làm việc với BS Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai. 

 
bv2 custom.jpg - 26.35 KB
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn cho biết, thực chất không phải là do Bệnh viện "ép" các bệnh nhân phải mua cơm. Sự thật là khi điều trị cho bệnh nhân, tùy loại bệnh mà Trung tâm dinh dưỡng nghiên cứu và đưa ra chế độ dinh dưỡng cho hợp lý.

Ví dụ như bệnh nhân xơ gan thì ăn suất cơm đảm bảo dinh dưỡng của bệnh nhân xơ gan, bệnh nhân hôn mê không ăn được thì phải ăn theo chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân điều trị bệnh nào thì có chế độ dinh dưỡng riêng biệt phù hợp với bệnh đó để điều trị có hiệu quả.

“Sở dĩ bệnh viện phải lên thực đơn cho bệnh nhân là bởi ngay bản thân bệnh nhân cũng không biết bệnh của mình nên ăn gì cho đảm bảo dinh dưỡng, nếu dinh dưỡng không đảm bảo thì rất khó khăn trong quá trình điều trị”, bác sĩ Tuấn nói.

Trả lời câu hỏi của PV liên quan đến việc Bệnh viện có thể lên danh sách thực phẩm phù hợp để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thể tự mua hoặc nấu cho phù hợp khẩu vị.

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn cho biết: Trước đây, Bệnh viện chưa có Trung tâm dinh dưỡng, các bệnh nhân tự mua cơm ngoài không đảm bảo vệ sinh, nhiều bệnh nhân điều trị trong Bệnh viện mà vẫn mắc phải các bệnh như tiêu chảy, đái tháo đường… Thậm chí, có bệnh nhân còn đun nấu trong Bệnh viện, rất mất vệ sinh và không đảm bảo chất dinh dưỡng.

Ông Tuấn cũng thừa nhận thiếu sót là các cán bộ điều dưỡng của Khoa không giải thích rõ ràng với các bệnh nhân khiến bệnh nhân hiểu lầm bệnh viện "ép" bệnh nhân phải mua cơm. Thời gian tới, Khoa sẽ yêu cầu các bác sĩ, nhân viên điều dưỡng phải giải thích rõ điều này với bệnh nhân.

 
Theo Kienthuc

Các tin cũ hơn