Giá thấp vẫn tháo chạy

Thứ năm, 22/12/2011, 05:41
Bất chấp thị trường đã ở mức rất thấp nhưng áp lực bán tháp vẫn diễn ra trong phiên giao dịch 22/12. Điều này trái ngược hẳn với một số nhận định rằng đà suy giảm của thị trường đang có dấu hiệu chựng lại.


 

Áp lực này trước tiên xuất phát từ nhóm cổ phiếu chủ chốt ở cả hai sàn. Điều đó thể hiện qua số lượng cổ phiếu giảm sàn trong nhóm bluechips tại HOSE chiếm áp đảo, mà dẫn đầu là các “đại gia” BVH, MSN, VCB, HAG, DPM, PVD, HPG… Những mã khác dù không giảm sàn cũng rớt từ 3-4% giá trị.

Tương tự tại sàn Hà Nội, những trụ cột về mặt tâm lý như KLS, VND, BVS, SCR… cũng bị nhà đầu tư bán sàn dồn dập khiến thị trường càng rơi mạnh vào cuối phiên.

Trên biểu đồ kỹ thuật, VN-Index cho thấy một cây nên đỏ và dài cho thấy diễn biến của thị trường là hết sức xấu.

Thanh khoản ở cả hai sàn tiếp tăng cao, nhưng giao dịch thỏa thuận vẫn chiếm tỷ trọng lớn và một số ý kiến trên thị trường cho rằng việc gia tăng về khối lượng ở thời điểm này chưa nói lên dấu hiệu tích cực, khi mà những yếu tố hỗ trợ về cơ bản còn rất xấu.

Thông tin về CPI tháng 12 tăng 0.53% và cả năm là 18.12% được rò rì từ Hội nghị của Chính phủ với các địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 cũng có thể là một nguyên nhân khiến thị trường rớt điểm mạnh.

Thống kê thị trường vào cuối phiên, VN-Index mất 7.35 điểm, tương ứng 2% và chốt phiên tại 360.37 điểm. Nếu không có sự tăng trần của VIC và một số mã tăng nhẹ như STB và VPL… VN-Index sẽ còn sụt giảm mạnh hơn nhiều.

HNX-Index cũng đóng cửa với mức giảm 1.37 điểm, tức khoảng 2.29% xuống 58.42 điểm.

Trên cả hai sàn, lượng cổ phiếu giảm đều chiếm áp đảo với  187 mã tăng HOSE và 188 mã tại HNX. Trong đó, tổng cộng 211 mã giảm hết biên độ. Còn lại chỉ có 93 mã tăng giá, phần còn lại đứng giá và không có giao dịch.

10h30: VIC tăng trần, VN-Index lấy lại mốc 360 điểm

Lực cầu rất yếu trên cả hai sàn, trong khi lực bán giá sàn vẫn chiếm áp đảo ở nhiều mã cổ phiếu, đặc biệt là nhóm bluechips càng khiến thị trường sụt giảm mạnh.

BVH cũng gia nhập nhóm những cổ phiếu kịch sàn, với mức giảm đến 2,600 đồng/cp. Bên cạnh đó là MSN giảm 4,500 đồng/cp, VNM chỉ giảm 2.17% nhưng cũng mất 2,000 đồng/cp. Ngoài ra còn có HAG giảm 1,000 đồng/cp, DPM (-1,100 đồng/cp), hay PVD (-1,500 đồng/cp).

Tổng cộng toàn sàn có 194 mã giảm giá, với hơn 100 mã giảm kịch sàn. Tuy nhiên, VIC bất ngờ tăng kịch trần vào cuối đợt khớp lệnh liên tục giúp VN-Index trở lại ngưỡng 360 điểm. Do đó mức giảm lúc này còn 7.37 điểm, tương đương 2% so với tham chiếu.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh thị trường lao dốc nhà đầu tư lại nghĩ đến viễn cảnh thị trường có thể rơi về 300 điểm theo nhận định của CTCK MHB (MHBS) những ngày trước đây.

HNX-Index cũng tiếp tục giảm mạnh về sát mức 58 điểm. Theo đó, chỉ số này giảm 1.31 điểm lúc 10h30, tức khoảng 2.19% xuống 58.48 điểm.

Sàn này cũng có 176 mã giảm giá, 90 mã giảm kịch sàn và 42 mã tăng giá yêu ớt.

Thanh khoản cho thấy dấu hiệu tăng trở lại nhưng thực chất tăng chủ yếu nhờ và giao dịch thỏa thuận.

10h00: Chứng khoán lại "vỡ trận"?

Một làn sóng bán tháo bất ngờ xảy ra từ sau 9h30 và không ngừng lớn mạnh. Tính đến 10h00, cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đều giảm hơn 2% điểm số lùi về dưới 360 điểm và 59 điểm.

Số lượng cổ phiếu giảm giá tại HOSE đã có đến 175 mã, trong đó 83 mã giảm kịch sàn.  Riêng nhóm bluechips đã có hàng loạt cổ phiếu như MSN, VCB, HAG, SAM, KBC, ITA, DPM, PVF, SBS, GMD, DIG, PTL…

Làn sóng bán tháo và không loại trừ các lệnh giải chấp khiến VN-Index mất 8.15 điểm, tương đương 2.22% xuống 359.57 điểm. Thanh khoản đạt gần 28 triệu đơn vị, trị giá 436 tỷ đồng.

Tại sàn Hà Nội, với 150 mã giảm giá, 75 mã giảm kịch sàn. Hàng loạt bluechips cũng giảm khá mạnh với mức giảm từ 4% trở lên làm cho HNX-Index rơi thẳng xuống 58.59 điểm, tức giảm 2.01% (1.2 điểm). Giao dịch mới đạt 21.32 triệu đơn vị, trị giá 191.5 tỷ đồng.

 

Biến động giá của các nhóm ngành lúc 10h00

 

Sau 9h30: Bất chấp sự nâng đỡ của VIC và EIB, các mã chủ chốt giảm mạnh, thậm chí giảm kịch sàn như MSN và VCB khiến VN-Index giảm hơn 5 điểm. HNX-Index cũng mất trên 1% và đang tiến về sát 59 điểm.

Hàng loạt cổ phiếu có vốn trên ngàn tỷ đều giảm giá, đặc biệt một loạt cổ phiếu giảm kịch sàn như GMD, KBC, MSN, VCB, PTL, QCG… tổng cộng trên sàn có hơn 150 mã giảm giá, với khoảng 60 mã giảm sàn đã khiến VN-Index mất đến 5.16 điểm, tương đương 1.4% và lùi về 362.56 điểm.

Mã STB vẫn giữ được mốc tham chiếu, do lượng bán ra đều ở trên mức này. Một số mã tăng hết biên độ như NBB, D2D, LBM, DTL, DHC…  Giao dịch đạt khoảng 13.25 triệu đơn vị, trị giá 189 tỷ đồng.

Đến 9h45, mức giảm của thị trường đã là 5.79 điểm, tức 1.57% xuống 361.93 điểm. Lượng cổ phiếu giảm đạt 161 mã.

Những cổ phiếu ảnh hưởng nhiều đến thị trường

 

HNX-Index cũng giảm khá mạnh với 0.76 điểm, tức 1.27% xuống 59.03 điểm. Thanh khoản đạt 11.39 triệu đơn vị, trị giá 103 tỷ đồng.

Các mã chủ chốt đều giảm từ 2% trở lên, tương đương khoảng 200 – 300 đồng/cp. Một loạt cổ phiếu giảm sàn như SHN, WSS, PVL, SDH, THV, SHS…

Quan sát trên cả hai sàn có thể thấy chứng khoán, bất động sản, khai khoáng, xây dựng là những ngành có cổ phiếu giảm giá nhiều nhất.

Sau 9h00: Bán vẫn dồn dập, mua yếu ớt!

Đà giảm của thị trường đang lớn dần từ sau 9h00 với số lượng cổ phiếu giàm giá chiếm áp đảo. HOSE được VIC và EIB nâng đỡ, trong khi các mã vốn hóa lớn tại HNX lại rơi vào trạng thái giảm “toàn tập”.

Thống kê thị trường lúc 9h20, toàn sàn HOSE có 105 mã giảm giá, nhưng chỉ có 31 mã tăng, một số ít trong đó tăng kịch trần như RAL, HTL, D2D, LGC, SMA, UIC, SZL… nhưng hầu như không ảnh hưởng tích cực đến thị trường chung.

Các mã chủ chốt gồm BVH, VNM, MSN,VCB, CTG đều chuyển từ tham chiếu sang giảm nhẹ 200 – 500 đồng/cp, cá biệt có MSN giảm đến 2,500 đồng/cp. Điều này làm cho VN-Index 2.32 điểm, tức khoảng 0.63% xuống 365.4 điểm.

Thanh khoản tăng vọt lên 7.66 triệu đơn vị, trị giá 111 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm gần ½ lượng giao dịch, chủ yếu là cổ phiếu STB được mua bán trao tay.

Trên sàn Hà Nội, đà giảm của 103 mã cổ phiếu, trong đó có các mã KLS, VND, SHB, SHN,BVS,PVX, VCG… vớ mức giảm khoảng 200 – 300 đồng/cp cũng làm cho HNX-Index mất đến 0.92% điểm số, xuống còn 59.24 điểm. Tuy nhiên, giao dịch khớp lệnh đã vượt trội so với HOSE, đạt 7 triệu đơn vị, trị giá 67.37 tỷ đồng.

Mở cửa: Giao dịch hết sức thận trọng

Thị trường chứng khoán trong nước mở cửa với diễn biến giằng co quen thuộc. Hầu hết cổ phiếu dẫn dắt trên cả hai sàn đều đứng giá hoặc quay đầu giảm nhẹ báo hiệu một phiên giảm điểm tiếp theo của thị trường.

Hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định về yếu tố kỹ thuật của thị trường vẫn không có nhiều thay đổi. Xu hướng chính hiện nay vẫn là giảm điểm, tuy nhiên đà giảm có thể chậm dần.

Về mặt vĩ mô, mối lo ngại về lạm phát lại dấy lên khi CPI tháng 12 của các thành phố lớn đều tăng cao hơn so với vài tháng gần đây.

Trên sàn Hà Nội, sau vài phút cầm cự đầu phiên, HNX-Index quay đầu giảm điểm với sự đi xuống của các mã cổ phiếu vốn hóa lớn như KLS, VND, PVX, BVS, hoặc đứng giá như SHB, HBS, ACB… Đặc biệt, 2 mã WSS và SHN vẫn giảm kịch sàn.

Thống kê lúc 8h45, HNX-Index giảm nhẹ 0.04 điểm, xuống 59.75 điểm. Số lượng cổ phiếu tăng giảm vẫn bám đuổi nhau sát nút với 35/36 mã, còn lại là 324 mã đứng giá và chưa có giao dịch.

Tâm lý thận trọng làm cho giao dịch tiếp tục ở mức thấp với 1.63 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 14.14 tỷ đồng.

Thanh khoản của HOSE còn thấp hơn nhiều, chỉ đạt 484 ngàn đơn vị trong 15 phút mở cửa, trị giá 5.87 tỷ đồng.

Lượng cổ phiếu giảm chiếm áp đảo so với các mã tăng (59/13 mã), trong đó có MSN (-1.06%) và CTG (-0.58%), các mã chủ chốt khác đều đứng giá như BVH, VIC, VNM, STB, VCB…

Những mã về bất động sản, xây dựng tiếp tục giảm sàn với số lượng lớn.

Theo Vietstock

Các tin cũ hơn