2011: Trung Quốc đã đi đến “đỉnh điểm” giới hạn?

Thứ hai, 26/12/2011, 09:22
SaigonNews - Dù chưa đủ để nền kinh tế “hạ cánh cứng” hay nguy cơ đổ vỡ nhưng Trung Quốc sẽ phải xem xét lại mức giới hạn của mình.



 

Trong năm 2011, các quan chức hàng đầu nhà nước Trung Hoa đã lập một hệ thống “phanh” cho nền kinh tế, nhưng cũng chỉ đủ để kiềm chế sự bùng nổ của thị trường nhà đất và ngăn chặn việc lạm phát bị đẩy lên cao.

Với nợ công ở mức 15,4% GDP (theo dữ liệu của IMF), Trung Quốc phải có tiềm lực tài chính cần thiết để củng cố tăng trưởng nếu tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn so với dự kiến. Trên lý thuyết, Ngân hàng Trung ương có thể mở van tiền tệ, cắt giảm yêu cầu tài sản cho các ngân hàng và đưa ra các chính sách hạn chế đối vơi thị trường bất động sản. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nó có thể dễ dàng thực hiện trong điều kiện thực tế với tình hình bất ổn hiện nay?

IMF cho biết dư nợ cho vay nước này đã tăng gần 100% GDP trong 5 năm qua, gần như gấp đôi cường độ của sự bùng nổ tín dụng tại Nhật Bản trước khi vụ nổ bong bóng Nikkei diễn ra hay trường hợp của nước Mỹ sau thời kỳ khủng hoảng nhà đất dưới chuẩn năm 2008. Điều này đã trở thành một mối đe dọa đối với sự ổn định của xã hội. Người nghèo ở Trung Quốc có thể sẽ không còn đủ khả năng để mua hoặc thuê tài sản. Chính vì thế, Bắc Kinh đang gấp rút thông qua kế hoạch xây dựng 36 triệu căn nhà cho các gia đình có thu nhập thấp với chi phí khoảng 850 tỷ USD. Thế nhưng vẫn đề vẫn là số tiền này sẽ được lấy từ đâu?

Giáo sư Victor Shih từ  trường Đại học Northwestern cho biết, nợ tiềm ẩn của Chính phủ là gần 100% GDP  bao gồm những khoản vay mượn ngầm của các chính quyền địa phương. Tiếp tục một câu hỏi khác được đặt ra là liệu các hệ thống ngân hàng có thể dễ dàng kích hoạt cho nền kinh tế một lần nữa, ngay cả khi đã cố gắng thực hiện trước đó?

Ngoài ra, IMF cho biết, các ngân hàng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi những nguy cơ “hạ cánh cứng” xảy ra. Nguồn vốn đang dần chảy khỏi nước này. Con số 3,2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã bắt đầu co lại.

Các quan chức Bắc Kinh đang cố gắng gỡ gạc lại cho một năm “ảm đạm” sắp qua đi và thận trọng thảo luận về những việc cần làm khi đồng nhân dân tệ đang trở nên yếu hơn. Vì ai cũng có thể nhận ra bất kỳ sự di chuyển tiền tệ nào vào lúc này cũng sẽ dẫn tới một cơn bão tài chính tại Washington và một cuộc chiến mạo hiểm trên thị trường thương mại.

Bộ Chính trị Trung Quốc cũng biết rằng mô hình tăng trưởng của đất nước đã đạt đến giới hạn của nó, với việc quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Đầu tư  đạt ở mức 46% GDP và tỷ lệ tiết kiệm quốc gia là 54%,  cả hai đều là dấu hiệu của một nền kinh tế lớn đang bị bóp méo.

Các thử thách lớn trong năm 2012 sẽ chờ đợi Trung Quốc vượt ra khỏi giới hạn của mình.

Thanh Nga (TH)

Các tin cũ hơn