Năm 2011, chính trị chi phối kinh tế, tài chính thế giới

Thứ hai, 26/12/2011, 10:00
Năm 2011 sẽ được ghi nhớ như một năm mà rủi ro chính trị lấn át các yếu tố kinh tế, lợi nhuận và lãi suất.


 

Khi người ta viết lại lịch sử của năm 2011, năm 2011 sẽ được ghi nhớ như một năm mà rủi ro chính trị lấn át các yếu tố kinh tế, lợi nhuận và lãi suất. Chính trị còn đóng vai trò quan trọng điều khiến diễn biến của các thị trường vốn.

Ông Ron Florance, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Wells Fargo Private Bank, nhận xét: “Tôi không thể nhớ được một năm nào mà chính trị có tác động lớn như vậy đến các thị trường vốn. Có thể đó là thời kỳ năm 1987, thế nhưng mọi chuyện chỉ kéo dài trong 1 ngày trong khi cả năm 2011 thế giới phải đối đầu với rủi ro chính trị.”

Còn theo ông Tony Crescenzi, chuyên gia quản lý quỹ đầu tư tại PIMCO, quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới, trong suốt 28 năm sự nghiệp của mình, ông thường thành công khi dự báo chính xác về kinh tế Mỹ. Điều đó nay không còn nữa.

Ông nói: “Mọi chuyện nay đã khác trước rất nhiều. Tôi đã phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu thêm nhiều điều khác.” Ông nhấn mạnh rằng hiện ông phải đọc cả báo của Đức, Hy Lạp, Trung Quốc và nhiều tờ báo ngoại khác. Nhiều chuyên gia cho rằng vào năm 2012 mọi chuyện cũng sẽ không khác mấy.

Ông Russell Napier, chiến lược gia tại CLSA Asia Pacific Markets, công ty môi giới tại Hồng Kông, cho biết ông lo sợ cuộc khủng hoảng ngân hàng vào năm 2012 có thể khiến nhiều ngân hàng bị quốc hữu hóa và đẩy cả kinh tế Mỹ và châu Âu vào suy thoái: “Rủi ro chính trị càng tăng cao, thị trường sẽ càng biến động. Và mọi chuyện cũng sẽ không khá hơn nhiều trong năm 2012.”

Khi có quá nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và tài chính tác động đến thị trường, chỉ số S&P 500 nhiều khả năng sẽ kết thúc năm 2011 ở mức không khác mấy so với đầu năm 2011.

Mức độ biến động của thị trường tài chính Mỹ năm 2011 thấp hơn nhiều so với sau khi Lehman Brothers sụp đổ vào năm 2008 nhưng đủ mạnh để khiến nhà đầu tư lo sợ.

Sau bất đồng chính trị xung quanh vấn đề trần nợ Mỹ đẩy nước Mỹ đến bờ vực vỡ nợ vào tháng 8/2011 và S&P tước xếp hạng tín dụng AAA của Mỹ, thị trường chứng khoán “rơi tự do”, và đến tháng 9/2011 mất khoảng 12%. Đến tháng 10/2011, thị trường đột ngột đảo chiều và tăng hơn 10%.

Theo TTVN

Các tin cũ hơn