Doanh số bán lẻ tại thị trường Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình từ 16-18%/năm trong những năm gần đây, cao hơn cả tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP).
Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), đồng thời là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới kể từ năm 2009. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trần Đức Minh, các nền kinh tế đang phát triển cần thúc đẩy nhu cầu nội địa, tránh phụ thuộc quá mức vào hoạt động xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư, trong khi mở cửa thị trường và thương mại phù hợp với các điều kiện quốc gia.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay, song song cùng quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng bền vững. Trên thực tế, Trung Quốc vẫn có khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, song đang phải đối mặt với sự mất cân bằng và không bền vững, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Vì vậy, cải cách và mở cửa nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, tài chính, giá cả hay phân phối thu nhập, là những động lực để thúc đẩy Trung Quốc tiến tới cân bằng thương mại, thu hút thêm nhiều kênh đầu tư nước ngoài và tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng trên tất cả các thị trường.
Theo vinacorp