Thể thao Úc đổi 10 triệu USD lấy huy chương Olympic

Chủ nhật, 12/08/2012, 15:37
Tính đến ngày 10/8, đoàn thể thao Úc đã giành được 31 huy chương (7 vàng, 14 bạc, 10 đồng) tại Olympic London 2012. Đây là thành tích tệ nhất của quốc gia ở đấu trường Olympic trong 20 năm qua.

>>Bóng đá Hàn Quốc: Chiến đấu vì... nghĩa vụ quân sự 
>>Kỳ tích của nữ võ sĩ bị lạm dụng tình dục
>>ĐT Vương quốc Anh: Không chỉ thua trên chấm phạt đền
>>VĐV nhảy sào Pháp phá kỷ lục Olympic

Với 310 triệu USD đầu tư cho chiến dịch Olympic năm nay, thành tích nói trên đồng nghĩa mỗi huy chương mà vận động viên giành được tiêu tốn 10 triệu USD, theo tính toán của tờ Sydney Morning Herald.

Trong hai ngày thi đấu cuối, đoàn Úc vẫn có cơ hội đoạt huy chương. Nếu có thêm huy chương, chi phí đầu tư cho mỗi huy chương Olympic năm nay của họ cũng sẽ giảm. Điều này có thể sẽ xoa dịu sức nóng của dư luận nước này ở vấn đề hiệu quả đầu tư cho thể thao nước này tại Olympic năm nay.
 



 Tiêu tốn gần 39 triệu USD nhưng bơi lội Úc chỉ có 1 chiếc huy chương vàng
 

Theo tờ Sydney Morning Herald, Viện thể thao Úc đã chi 310 triệu USD trong ngân sách công cho chiến dịch Olympic. Môn bơi, với 1 huy chương vàng ở nội dung 4x100m tự do tiếp sức chiếm gần 39 triệu USD trong ngân sách đầu tư Olympic trong 4 năm. Trong khi đó, ở những kỳ Olympic trước, người Úc khá mạnh ở môn này với 6 huy chương vàng tại Bắc Kinh 2008 và 7 huy chương vàng tại Athens 2004.

Lần cuối cùng Úc không giành được huy chương vàng nào ở nội dung bơi cá nhân là ở Olympic Montreal 1976. Khi đó, thành tích yếu đuối của Úc đã khiến chính phủ nước này quyết định bơm ngân sách công vào thành lập Viện thể thao Úc nhằm tăng cường sức mạnh cho đoàn thể thao của họ trên đấu trường đỉnh cao.
 



Để Pearson có huy chương vàng, 15,5 triệu USD đã được chi ra 
 

Trở lại thành tích Olympic 2012 của đoàn Úc, chiếc huy chương vàng chạy vượt rào 100m của Sally Pearson và huy chương bạc nội dung nhảy xa của Mitchell Watt là tốn ở mức 15,5 triệu USD. Đua xe đạp và điền kinh tốn như nhau ở mức 31 triệu USD. Và như vậy, 5 huy chương ở những môn thi đấu này, mỗi huy chương "trị giá" mỗi huy chương là 6,2 triệu USD.

Trong khi các môn thể thao thế mạnh của Úc như bơi, điền kinh, đua thuyền buồm và chèo thuyền được đầu tư gấp đôi trong những năm gần đây, ngân sách cho các môn thể thao "kém nổi" lại không thay đổi.

Bóng chuyền, bóng nước, nhảy cầu không được tăng dù đây là các môn có cơ hội giành huy chương. Bóng chuyền Úc nhận 3 triệu USD/năm, không đủ để thi đấu ở giải thế giới. Môn bóng nước được đầu tư mức tiền tương tự nhưng tuyển nữ Úc đã giành huy chương đồng.

Môn nhảy cầu thậm chí còn ít hơn với khoảng 2 triệu USD/năm song vận động viên Brittany Broben, 16 tuổi đã giành được huy chương bạc ở nội dung cầu 10m dành cho nữ.

Chính trưởng đoàn thể thao Úc là Nick Green phải thừa nhận rằng, hiệu quả đầu tư trong kế hoạch 4 năm, kể từ sau Olympic 2008 là điều đáng để thể thao nước này nghiền ngẫm và mổ xẻ gấp.

 

Theo Thanhnien

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích